Tác giả: Sup-Team

Rụng tóc sau hóa trị

Rụng tóc là một tac dụng phụ phổ biến ở những bệnh nhân hóa trị và cả xạ trị. Không chỉ tóc mà lông trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Tóc có thể rụng từ từ, rụng thành mảng hoặc rụng hểt toàn bộ chỉ sau một đêm. Kể cả lúc mọc lại sau đó, tóc cũng không còn giữ được trạng thái như ban đầu, tóc có thể mỏng hơn, màu khác đi, khô hơn.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC

Liệu pháp xạ trị và hóa trị gây rụng tóc do làm tổn thương tế bào chân tóc, những tế bào nuôi dưỡng và giúp tóc dài ra.

Hóa trị: Không phải tất cả trường hợp hóa trị đều gây rụng tóc, những thuốc dưới đây thường gây ra rụng tóc:

51473

  • Altretamine (Hexalen)
  • Carboplatin (Paraplatin)
  • Cisplatin (Platinol)
  • Cyclophosphamide (Neosar)
  • Dactinomycin (Cosmegen)
  • Doxorubicin (Adriamycin, Doxil)
  • Epirubicin (Ellence)
  • Gemcitabine (Gemzar)
  • Idarubicin (Idamycin)
  • Ifosfmide (Ifex)
  • Paclitaxel (multiple brand names)
  • Vincristine (Marqibo, Vincasar)
  • Vinorelbine (Alocrest, Navelbine)

Nói chuyện với bác sĩ trước khi tiến hành hóa trị để biết chắc nguy cơ rụng tóc mà thuốc hóa trị gây ra. Thường thì tóc không rụng ngay mà sau 7 đến 10 ngày tóc bắt đầu rụng. Việc tóc rụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân dù những bệnh nhân khác nhau dùng cùng một loại thuốc cho cùng một loại ung thư. Lượng tóc rụng cũng phụ thuộc vào loại thuốc và liều dùng và phụ thuộc đường dùng ( Uống, tiêm hoặc bôi…).

Tóc sẽ nhanh chóng mọc lại sau 1 đến 3 tháng kết thúc hóa trị. Mất 6 đến 12 tháng tóc mới có thể mọc lại như bình thường. Khi tóc bắt đầu mọc, bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi nhỏ: Tóc bạn mỏng hơn, to hơn và màu tóc cũng thay đổi.

Liệu pháp xạ trị. Xạ trị chỉ làm rụng phần tóc ( Hoặc lông) ở vị trí chiếu xạ. Rụng tóc phụ thuộc vào phương thức và liều xạ trị. Tóc có xu hướng mọc lại sau vài tháng, tất nhiên màu cũng như độ dày của tóc cũng thay đổi. Thậm chí khi xạ trị liều cao khiến tóc có thể không mọc lại nữa.

Liệu pháp điều trị đích. Liệu pháp miễn dịch không gây rụng toàn bộ tóc. Tuy nhiên, một số liệu pháp miễn dịch sau vẫn khiến tóc trở nên mỏng, cong hoặc khô hơn bình thường.

  • Cetuximab (Erbitux)
  • Erlotinib (Tarceva)
  • Panitumumab (Vectibix)
  • Sorafenib (Nexavar)
  • Vemurafenib (Zelboraf)

Liệu pháp hocmon. Một số lượng nhỏ bệnh nhân bị khô hoặc mỏng tóc do liệu pháp hocmon

roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-mach-mau-nao-1-500x332

KIỂM SOÁT VIỆC RỤNG TÓC

Hiểu về cách kiểm soát rụng tóc trước, trong và sau điều trị có thể giúp bệnh nhân vượt qua cú sock tâm lý. Đối với rất nhiều bệnh nhân, rụng tóc không chỉ là sự thay đổi về diện mạo mà còn là một sự thay đổi lớn trong tâm lý khiến họ mặc cảm và lo lắng.

Bệnh nhân nên chia sẻ nối lo này với bác sĩ, những nhân viên y tế, những bệnh nhân khác cùng cảnh ngộ, gia đình hoặc bạn bè giúp bạn cảm thấy an tâm hơn. Đặc biệt bệnh nhân có con nhỏ cần cho các con biết điều này để các con không lo lắng và sợ hãi.

Một số người gợi ý việc cắt ngắn tóc trước khi bắt đầu điều trị. Việc lựa chọn một kiểu tóc ngắn phù hợp gương mặt sẽ giúp bệnh nhân sớm lấy lại phong cách tóc ngắn sau hóa trị.

Liệu pháp mũ lạnh. ( Hiện tại liệu pháp chưa áp dụng ở Việt Nam)

Một chiếc mũ được thiết kế đặc biệt trùm lên đầu tạo nhiệt độ lạnh quanh da đầu, là hạn chế lượng máu đến chân tóc, hạn chế quá trình rụng tóc.

Liệu pháp chăm sóc tóc và da đầu.

Những mẹo dưới đây giúp bạn bảo vệ tóc và da đầu trong quá trình trị liệu.

  • Sử dụng những dầu gội nhẹ nhàng cho tóc và da đầu như dầu gội em bé.
  • Không nên gội đầu quá nhiều và gội đầu nhẹ nhàng.
  • Không sử dụng lược quá dày
  • Tránh nhuộm tóc hoặc uốn tóc trong giai đoạn nhạy cảm
  • Chọn những chiếc gối mềm, không rám để tránh ma sát gây rụng tóc.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng vitamin B (Biotin)

Giai đoạn tóc mọc lại sau hóa trị.

Tóc mọc lại có thể có màu và hình dạng thay đổi so với ban đầu. Khi tóc bạn bắt đầu mọc lại, việc chăm sóc cẩn thận là vô cùng cần thiết. Đầu tiên, tóc mới sẽ mỏng và dễ gãy hơn ban đầu, những mẹo dưới đây có thể giúp bạn chăm sóc tóc mọc lại tốt hơn:

– Chỉ nên gội đầu 2 lần 1 tuần

– Massage da đầu để loại bỏ da khô và tóc cũ.

– Nên dùng lược thưa và mềm. Khi tạo kiểu, hạn chế nhuộm, uốn và hấp tóc.

– Chỉ nên nhuộm, hấp hóc sau 1 năm hóa trị. Không nên tiến hành ngay toàn bộ mà chỉ hấp, nhuộm một vài vị trí để quan sát phản ứng của tóc và da đầu.

Tình trạng rối loạn nhận thức ở bệnh nhân ung thư sau điều trị

Vấn đề nhận thức xảy ra khi chúng ta gặp những vấn đề về xử lý thông tin bao gồm khả năng tập trung, suy nghĩ và trí nhớ ngắn hạn.

Lên đến 75% bệnh nhân ung thư xuất hiện những vấn đề về nhận thức trong quá trình điều trị. 35% bệnh nhân vẫn tiếp tục tình trạng đó trong suốt 1 tháng sau điều trị. Những vấn đề này có thể biểu hiện mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu những triệu chứng trên trở nên trầm trọng, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-mach-mau-nao-1-500x332

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Việc kiểm soát những triệu chứng liên quan đến rối loạn nhận thức là một phần quan trọng trong hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân ung thư. Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến dễ nhận ra nhất:

  • Bệnh nhân mất tập trung, hay lơ đãng.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu mất phương hướng.
  • Hay quên tên, quên ngày, quên chìa khóa và những vật dụng trong nhà.
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu và tiếp thu vấn đề.
  • Khả năng phán đoán và suy luận kém.
  • Khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém đi, khả năng tổ chức cuộc sống hay công việc bị đảo lộn…
  • Thay đổi cảm xúc, vui buồn thất thường…

Mức độ biểu hiện của những triệu chứng trên phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, mức độ stress, yếu tố gia đình và tài chính…

NGUYÊN NHÂN.

Những bệnh nhân ung thư sống sót thường gọi tình trạng trên là “Chemo Brain” để miêu tả quãng thời gian suy nghĩ mông lung sau hóa trị. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhận thức trong và sau quá trình điều trị ung thư:

  • Xạ trị khu vực đầu, cổ hoặc toàn thân.
  • Sinh thiết hoặc phẫu thuật não.
  • Liệu pháp hocmon, liệu pháp miễn dịch hoặc những liệu pháp điều trị khác bao gồm:

Thuốc chống nôn

Kháng sinh

Thuốc giảm đau

Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo lắng

Thuốc tim mạch

Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ

Nhiễm trùng, đặc biệt ở khu vực não bộ, tủy sống và những trường hợp sốt cao gây co giật.

Ung thư não

Ung thư di căn lên não

Mất ngủ, mệt mỏi, đau đớn, Calci huyết cao…

Những phản ứng tâm lý như stress, hoảng loạn hoặc trầm cảm.

Thiếu vitamin và khoáng chất như: Sắt, Vitamin B hoặc acid folic

51473

KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NHẬN THỨC

Rối loạn nhận thức do thuốc và các biện pháp can thiệp sẽ giảm sau khi dừng thuốc hoặc dừng điều trị. Rối loạn nhận thức do khối u trong não sẽ giảm sau khi được điều trị, tuy nhiên một số triệu chứng vẫn sẽ tiếp diễn.

Thật không may, rối loạn nhận thức do hóa trị, xạ trị và những liệu pháp điều trị khác có thể diễn ra trong một thời gian dài. Việc kiểm soát những vấn đề trên có thể là:

  • Kiểm soát việc sử dụng thuốc bao gồm thuốc kích thích, thuốc chống trầm cảm và những thuốc chặn hoạt động của narcotics ví dụ như morphine.
  • Trị liệu cơ năng và phụ hồi chức năng giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cuộc sống.
  • Phục hồi chức năng nhận thức và tư vấn tâm lý để giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng nhận thức và biết cách để đối phó lại những vấn đề liên quan đến nhận thức.

CHIẾN LƯỢC ĐẤU TRANH LẠI VẤN ĐỀ RỐI LOẠN NHẬN THỨC!

Những chiến lược dưới đây có thể hữu ích đối với những bệnh nhân đang phải đối mặt với những vấn đề nhận thức như: Thiếu tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc…

  • Hãy ghi chú những công việc cần thiết phải làm trong ngày. Để những thông tin đó ở chỗ dễ nhìn nhất. Nếu cần thiết, hãy làm nhiều bản để nhiều chỗ khác nhau để luôn nhắc nhở bản thân những công việc quan trọng.
  • Chỉ làm 1 việc tại một thời điểm, tránh làm một lúc nhiều việc và tránh những yếu tố gây nhiễu bên ngoài.
  • Thường xuyên mang theo một cuốn sổ nhỏ, một chiếc bút để viết ra bất kỳ lưu ý hay công việc phát sinh nào.
  • Sử dụng một cuốn lịch để theo dõi những kế hoạch, cuộc hẹn sắp tới.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Dành thời gian vận động nhẹ để cải thiện sự tỉnh táo. Cố gắng đi bộ, làm việc nhà… tập yoga, thiền cũng giúp chúng ta thư giãn và minh mẫn.
  • Cải thiện chức năng não bộ thông qua việc đọc thêm sách báo, vẽ vời, chơi nhạc…
  • Lên kế hoạch những công việc phải làm cho ngày hôm sau trước lúc đi ngủ.
  • Đặt những vật dụng trong nhà (Kể cả chìa khóa) đúng chỗ thường ngày bạn vẫn để.

com_tat_nien__3

RỐI LOẠN NHẬN THỨC Ở TRẺ

Vấn đề nhận thức ở trẻ em ( ít hơn 6 tuổi) thường kéo dài hơn. Thời gian đó có thể kéo dài đến hàng năm, thậm chí đến tuổi trưởng thành. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên vấn đề nhận thức ở trẻ:

– Xạ trị vùng đầu, cổ hoặc tủy sống.

– Xạ trị toàn thân

– Hóa trị ảnh hưởng trực tiếp đến xương sống hoặc não.

Một số vấn đề nhận thức bao gồm:

Giảm trí thông minh

Giảm khả năng học tập

Giảm khả năng tập trung

Giảm sự phát triển yếu tố cảm xúc, xã hội.

Giảm kết quả học tập đặc biệt là kĩ năng đọc, kĩ năng diễn đạt và toán học.

Con của bạn có thể sẽ được áp dụng các hương pháp vận động trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, đào tạo kĩ năng xã hội, phục hồi chức năng nhận thức…

Tình trạng mệt mỏi sau điều trị ung thư

Mệt mỏi do ung thư là một tình trạng phổ biến ở những bệnh nhân ung thư đặc biệt sau hóa xạ trị. Cảm giác mệt mỏi này khác với mệt mỏi thông thường.

Mệt mỏi do ung thư gây nhiều rắc rối cho những hoạt động hàng ngày của bệnh nhân và không được cải thiện dù trong lúc nghỉ ngơi.

Đa số bệnh nhân ung thư khi tiến hành điều trị đều xuất hiện tình trạng mệt mỏi này. Một số bệnh nhân thoát khỏi ung thư vẫn gặp tình trạng này kéo dài đến vài tháng thậm chỉ vài năm sau điều trị.

bi-quyet-de-co-giac-ngu-ngon

MỆT MỎI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Mệt mỏi thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tinh thần, đời sống xã hội, tình hình tài chính của bệnh nhân ung thư. Mức độ nghiêm trong cũng tùy thuộc từng bệnh nhân. Mệt mỏi do ung thư có thể ảnh hưởng đến:

  • Hoạt động hàng ngày
  • Những hoạt động vui chơi giải trí
  • Mối quan hệ xã hội
  • Tâm trạng và cảm xúc
  • Thành tích trong công việc
  • Thái độ sống tích cực với tương lai
  • Khả năng chống lại những tác dụng phụ khác của điều trị

KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN

ASCO khuyến nghị nhóm y bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn thường xuyên đo lường mức độ mêt mỏi của bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi về mức độ mệt mỏi của bạn trong và sau điều trị. Tuy nhiên một số yếu tố nên được quan tâm nhất:

– Thời điểm bạn được chẩn đoán ung thư

– Mỗi năm và bất cứ thời gian nào bạn có dấu hiệu tăng triệu chứng mệt mỏi.

Không phải tất cả những nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi khi điều trị ung thư đều rõ ràng. Rẩt nhiều yếu tố dẫn đến triệu chứng mệt mỏi. Để giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng mệt mỏi, bác sĩ sẽ quan tâm một số yếu tố sau:

  • Lịch sử triệu chứng mệt mỏi: Bạn nên miêu tả đúng và đầy đủ tình trạng mệt mỏi từ những lần điều trị đầu tiên, bao gồm:

Mức độ nghiêm trọng được đánh giá trên một biểu đồ từ “không mệt” đến “rất mệt”

Triệu chứng đau bắt đầu từ lúc nào

Khi nào bạn cảm thấy mệt nhất

Thời gian mệt mỏi kéo dài bao lâu

Những yếu tố nào làm giảm hoặc tăng tình trạng mệt mỏi

Sức khỏe thay đổi liên quan đến ung thư.

Bác sĩ của bạn có thể sẽ lấy máu hoặc một số xét nghiệm khác để tìm kiếm những nguyên nhân mệt mỏi có liên quan đến ung thư. Những nguyên nhân này có thể bao gồm cả tình trạng tiến triển ung thư, ung thư xâm lấn hay ung thư tái phát.

Những tình trạng sức khỏe khác.

Có những nguyên nhân khác làm trầm trọng hơn tình trạng mệt mỏi của bạn. Bác sĩ có thể sẽ đặt những câu hỏi hoặc đề nghị những xét nghiệm liên quan nếu có một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến triệu chứng mệt mỏi.

KIỂM SOÁT NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY MỆT MỎI

  • Kiểm soát những cơn đau: Tình trạng đau triền miên cũng khiến bệnh nhân cảm thấy kiệt sức. Rất nhiều thuốc giảm đau cũng đồng thời gây buồn ngủ và mệt mỏi. Tốt nhất nên hỏi bác sĩ về những lựa chọn sử dụng thuốc để hạn chế tối đa tác dụng phụ gây mệt mỏi.
  • Kiểm soát những cảm xúc tiêu cựu như căng thẳng, stress, trầm cảm. Chống chọi với ung thư có thể kiển bệnh nhân cảm thấy căng thẳng. Những cảm xúc đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Việc kiểm soát yếu tố cảm xúc, tình trạng căng thẳng cũng góp phần tích cực trong việc cải thiện tình trạng mệt mỏi của bệnh nhân ung thư.
  • Ngủ đủ giấc: Stress, đau và lo lắng thường tác động tiêu cực đến giấc ngủ tối của bệnh nhân ung thư. Một số thuốc cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đối với những người mất ngủ kinh niên, giấc ngủ có thể đến bất cứ lúc nào trong ngày. Thiếu ngủ cũng tác động đến tinh thần và khả năng làm việc của bệnh nhân.
  • Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn hợp lý rất quan trọng để duy trì cân nặng và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Bạn nên hạn chế những thức ăn cay nóng, những đồ uống có ga hoặc cafein.
  • Điều trị thiếu máu. Rất nhiều bệnh nhân ung thư phải đối mặt với tình trạng thiếu máu. Thiếu máu xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể tụt giảm. Ung thư hoặc những phương pháp điều trị ung thư có thể dẫn đến thiếu máu. Báo cáo cho thấy tình trạng thiếu máu dẫn đến cảm giác mệt mỏi ở đa số bệnh nhân ung thư. Điều trị thiếu máu có thể bao gồm liệu pháp dinh dưỡng hỗ trợ, thuốc và truyền máu.
  • Kiểm soát tác dụng phụ của thuốc. Những thuốc được sử dụng để điều trị ung thư cũng có thể gây nên tình trạng mệt mỏi. Ví dụ, tình trạng mệt mỏi thường xuất hiện :

Sau vài ngày hóa trị

Vài tuần sau xạ trị

Ngay sau điều trị miễn dịch

Những bệnh mắc kèm khác:

Những bệnh nhân ung thư thường kèm theo những bệnh mãn tính khác, đặc biệt những bệnh nhân cao tuổi:

  • Những vấn đề tim mạch
  • Giảm chức năng thận và phổi
  • Vấn đề hocmon
  • Vấn đề thần kinh

51473

NHỮNG CHIẾN LƯỢC KHÁC CHỐNG LẠI TÌNH TRẠNG MỆT MỎI

Song song với quá trình điều trị, việc kiểm soát những nguyên nhân mệt mỏi do dùng thuốc, những thay đổi tích cực trong cuộc sống sẽ giúp bệnh nhân đối phó với tình trạng mệt mỏi.

  • Hoạt động thể chất. Sống tích cực, chủ động có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng mệt mỏi. Bắt đầu tăng dần những hoạt động thể chất hàng ngày. Đi bộ mỗi buổi sáng và chiều thường rất an toàn cho đa số bệnh nhân ung thư. Nếu được, hãy dành ra 150 phút mỗi tuần để vận động thể chất. Những hoạt động thể chất bao gồm: Đi bộ chậm hoặc nhanh, đạp xe và bơi lội. Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại hình vận động và cường độ vận động phù hợp với tình trạng của cơ thể.
  • Liệu pháp thiền. Có rất nhiều bằng chứng đã chứng minh nhưng liệu pháp thiền có thể giảm đáng kể tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư:

Yoga

Tập dưỡng sinh

Thiền

Châm cứu

Thêm vào đó, những phương pháp dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn:

  • Phương pháp xúc chạm
  • Massage
  • Âm nhạc trị liệu
  • Liệu pháp thư giãn

Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung. Một số thuốc giúp bệnh nhân cảm thấy tỉnh táo, từ đó cải thiện rõ rệt tình trạng mệt mỏi. Những thuốc này khá hiệu quả với những bệnh nhân ung thư đang điều trị hoặc bệnh nhân ung thư tiến triển

Tình trạng mất ngủ sau điều trị ung thư

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, ví dụ như mệt mỏi, thiếu năng lượng, kém tập trung và hay cáu gắt.

Hầu hết chúng ta đều bị mất ngủ ở một thời điểm nào đó trong đời. Nguy cơ mất ngủ tăng dần theo tuổi và trở nên trầm trọng ở những bệnh nhân ung thư. Mất ngủ làm giảm khả năng chống chọi lại những tác dụng phụ khác của hóa xạ trị ung thư.

bi-quyet-de-co-giac-ngu-ngon

Hiểu về những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ:

Hiểu về nguyên nhân mất ngủ giúp bác sĩ có thể tìm ra giải pháp tốt nhất để điều trị. Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn những vấn đề sau để làm rõ nguyên nhân:

–    Lịch sử giấc ngủ

Bạn đã từng bị mất ngủ trước đó hay không?

Thói quen ngủ hàng ngày của bạn:

Bạn đi ngủ lúc mấy giờ

Bạn mất bao lâu từ lúc lên giường đến khi chìm vào giấc ngủ

Giấc ngủ của bạn kéo dài bao lâu

Bạn cảm thấy thế nào sau khi tỉnh dậy

Không gian ngủ, ví dụ như vị trí, nhiệt độ phòng, ánh sáng và tiếng ồn

Ngáy ngủ

Thay đổi trạng thái thở khi ngủ, câu hỏi này nên hỏi vợ hoặc chồng

bệnh nhân

Hoạt động thể dục, thời gian tập và cường độ tập

Mất ngủ ảnh hưởng đến bạn như thế nào

Cảm giác ngái ngủ ban ngày

Ngủ gà ngủ gật lúc làm việc, đọc sách…

Những loại thuốc đã từng sử dụng ảnh hưởng đến giấc ngủ

  • Lịch sử diễn biến tâm lý:

Tức giận

Trầm cảm

Quá lo lắng khi bị ung thư hoặc nỗi lo ung thư tái phát

Mê sảng, lú lẫn

Lo lắng về tài chính

  • Dấu hiệu về thể trạng:

Đau

Nhịp thở ngắn

Buồn nôn

Nôn

Ho

Nấc

Bốc hỏa

Mụn nhọt

Tiêu chảy

Hay đi tiểu

  • Dùng thuốc

Thuốc mới sử dụng

Thuốc mới ngừng sử dụng

Thuốc đang sử dụng trên toa

Thuốc sử dụng chữa mất ngủ trước đó

Những liệu pháp trị liệu khác

Rượu và sử dụng thuốc

Sử dụng café

  • Thay đổi cân nặng

vang-da-sut-can-co-phai-dau-hieu-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi

KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ

Mục tiêu của việc kiểm soát tình trạng mất ngủ là đạt được một giấc ngủ sâu, thoải mái và cải thiện tổng thế chất lượng cuộc sống. Hiểu và ngăn chặn những nguyên nhân cơ bản gây nên mất ngủ là cách tốt nhẩt để giải quyết vấn đề. Đầu tiên, tìm những nguyên nhân có thể xảy ra nhẩt và hỏi ý kiến bác sĩ để giải quyết triệt để những nguyên nhân đó. Những vấn đề khác không liên quan đến việc sử dụng thuốc cũng có thể gây nên mất ngủ như nỗi lo về tài chính, nỗi lo về tình trạng ung thư tiến triển hoặc di căn.

Việc sử dụng thuốc có thể áp dụng cho những trường hợp mất ngủ nặng, những chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn tránh lệ thuộc thuốc.

Để tìm ra nguyên nhân mất ngủ, bác sĩ sẽ xem qua lịch sử bệnh tình và test thể chất. Phụ thuộc vào vấn đề bác sĩ tìm ra, bệnh nhân có thể sẽ phải làm thêm một số kiểm tra bổ sung.

Điều trị mất ngủ là một phần quan trọng trong liệu pháp giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư. Báo cáo ngay với bác sĩ hoặc y tá nếu bạn xuất hiện bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào bất thường.

Mãn kinh ở nữ sau điều trị ung thư

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì) xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ. Độ tuổi phổ biến của thời kì mãn kinh từ 40 đến 50 tuổi. Ở giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ sản xuất ít estrogen và progesterone hơn, dẫn đến chu kì kinh nguyệt không đều đến dừng hẳn.

MÃN KINH DO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Một số liệu pháp điều trị ung thư gây mãn kinh sớm ở nữ. Những liệu pháp đó bao gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng

Hóa trị

Liệu pháp hocmon và liệu pháp kháng estrogen

Xạ trị vùng xương chậu

bo-sung-vitamin-cho-phu-nu-man-kinh-4

DẤU HIỆU CỦA MÃN KINH

Dấu hiệu của mãn kinh sớm do điều trị ung thư phụ thuộc vào liệu pháp cũng như tình hình sức khỏe bệnh nhân.

Sự thay đổi estrogen và progesterone gây nên những triệu chứng mãn kinh. Những triệu chứng đó có thể là:

Bốc hỏa, mặt đỏ bừng và đổ mồ hôi. Tình trạng bốc hỏa thường biến mất sau ít phút, bốc hỏa ở nữ thường gặp sau khi:

  • Hóa trị
  • Tamoxifen (Nolvadex)
  • Ức chế aromatase như: anastrozole (Arimidex), exemestane (Aromasin) và letrozole (Femara).

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Khô âm đạo, ngứa, kích ứng.

Đau khi quan hệ tình dục

Giảm ham muốn tình dục

Loãng xương, xương dễ gãy.

Mất ngủ

KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG MÃN KINH

Hãy nhớ rằng, rất nhiều triệu chứng khó chịu của mãn kinh sẽ giảm dần và mất đi theo thời gian. Dưới đây là vài lựa chọn trong việc kiểm soát triệu chứng mãn kinh:

Bốc hỏa: Cân nhắc một số giải pháp sau,

  • Tập thể thao
  • Thư giãn bằng thiền, tập thở, yoga… để giảm stress
  • Để phòng ở nhiệt độ mát

Một số phụ nữ có thể sẽ phải sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống trầm cảm liều thấp hoặc thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lợi ích lẫn nguy cơ khi sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung.

Loãng xương:

            Đi bộ 20 đến 30 phút mỗi ngày

Duy trì cân nặng ổn định

Sử dụng vitamin D3 hoặc thực phẩm bổ sung calxi. Hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp dựa trên độ tuổi cũng như tình trạng bệnh cảnh.

Thêm vào đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn kiểm tra mật độ xương hoặc sử dụng một số loại thuốc đặc biệt khác.

Khô âm đạo:

Cân nhắc việc sử dụng chất bôi trơn âm đạo, kem estrogen hoặc sử dụng vòng estrogen. Bạn nên sử dụng vài cách khác nhau để đánh giá hiệu quả phù hợp với cơ thể mình và bạn tình. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc đặt vòng estrogen vì trong trường hợp bạn bị ung thư vú dương tính với receptor estrogen, việc đặt vòng không phải là một lựa chọn tốt.

roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-mach-mau-nao-1-500x332

LIỆU PHÁP HOCMON

Liệu pháp hocmon kết hợp là sự kết hợp giữa estrogen và progestin (một dạng của progesterone). Việc sử dụng liệu pháp hocmon có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và loãng xương. Tuy nhiên, đây không phải liaạu pháp phù hợp cho tất cả bệnh nhân.

Bệnh nhân tiền sử ung thư vú hoặc có nguy cơ ung thư vú cao nên tránh sử dụng liệu pháp này.

Liệu pháp hocmon với estrogen chỉ nên sử dụng cho những người phụ nữ đã cắt bỏ tử cung.

Tình trạng đau sau điều trị ung thư

 

NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN

Đau là một tình tình trạng khá nghiêm trọng mà tất cả bệnh nhân ung thư đều trải qua.

Việc kiểm soát tình trạng đau vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tình trạng đau nặng có thể dẫn đến mệt mỏi, yếu ớt, mất ngủ, bực tức, stress.

Để tìm ra cách tốt nhất kiểm soát tình trạng đau, bạn nên chia sẻ tình trạng của mình cho bác sĩ để nhận được tư vấn cũng như nhanh chóng xử lý khi vấn đề trở nên trầm trọng.

Một số bệnh nhân lo lắng việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ gây lệ thuộc thuốc hoặc gây buồn ngủ, choáng đầu. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng đau cũng như thể chất của bạn.

Giảm tác dụng phụ là một phần rất quan trọng trong chăm sóc và điêu trị ung thư. Báo cáo ngay với bác sĩ khi xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng nào liên quan đến tình trạng đau, bao gồm cả những dấu hiệu đau mới hoặc sự thay đổi tình trạng đau.

We had just been admitted to Urgent Care and Jen was in worse pain than I'd ever seen. Doctors worked to find the right medication but it's never fast enough.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU

Đau có thể do khối u gây ra, do hóa xạ trị hoặc phẫu thuật hoặc do sử dụng thuốc. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau ở bệnh nhân ung thư:

  • Khối u: Sự phát triển khối u trong cơ thể, ví dụ khối u có thể làm tăng nhanh kích thước của gan, gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh hoặc thậm chí phá hủy các dây thần kinh gây đau. Hoặc một khối u phát triển, di căn xung quang cột sống, chèn ép lên cột sống gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật: Đau ở bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật là tình trạng bình thường và hết đau sau một thời gian phụ thuộc phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên một số bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau nặng và dai giẳng vài tháng đến cả năm do sự phá hủy dây thần kinh hoặc sự phát triển của mô sẹo.
  • Xạ trị: Đau có thể xuất hiện sau xạ trị và hết sau đó vài tuần thậm chí vài tháng đặc biệt kéo dài khi xạ trị vùng ngực hoặc cột sống.
  • Hóa trị: Một số hóa trị gây đau kèm theo tê cứng đầu ngón chân, ngón tay. Những triệu chứng này có thể biến mất sau điều trị.
  • Liệu pháp hormon: Liệu pháp này có thể dẫn đến đau cơ và xương.. Thêm vào đó, liệu pháp hormon có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Liệu pháp hocmon cũng gây nhiều tác dụng phụ khác trên cả nam và nữ.
  • Cấy tế bào gốc: Phương pháp này cũng gây đau do một số trường hợp xuất hiện tình trạng mảnh ghép chống lại vật chủ (graft versus host disease – GVHD).
  • Những nguyên nhân khác: Có nhiều nguyên nhân khác gây đau ở bệnh nhân ung thư như di căn, viêm đau khớp, đau lưng mãn tính…

roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-mach-mau-nao-1-500x332

CHẨN ĐOÁN ĐAU

Việc báo cáo tình trạng đau của bạn với bác sĩ là rất quan trọng, đặc biệt khi mới bắt đầu đau hoặc khi tình trạng trở nên trầm trọng. Dựa trên thang đo ASCO, bác sĩ sẽ xác định tình trạng đau của bạn để có giải pháp hợp lý.

Trong thời gian đau, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi nhằm xác định vấn đè cũng như mức độ biểu hiện. Hãy cố gắng miêu tả thật kĩ bởi bạn là người hiểu vấn đề của mình nhẩt. Hãy cố gắng trả lời kĩ những câu hỏi sau:

  • Đau ở đâu?
  • Đau thường bắt đầu và kết thúc lúc nào?
  • Đau kéo dài bao lâu
  • Đau cường độ như thế nào

Bác sĩ cũng có thể cho bạn điền vào một bảng điểm từ 0 đến 10 về mức độ đau để đánh giá chính xác hơn.

SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU

Một số cách giảm đau phổ biến:

Sau khi xác định sơ bộ tình hình đau của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xây dụng một lộ trình để giảm đau. Thậm chí một số bệnh viện còn có những bác sĩ chỉ chuyên về giảm đau. Những bac sĩ này sẽ tập trung vào tác dụng phụ liên quan đến thể chất và tâm lý của bệnh nhân. Sau đây là một số cách phổ biến được sử dụng để kiểm soát tình trạng đau:

 

  • Điều trị nguyên nhân đau: Ví dụ, một khối u chèn ép lên dây thần kinh gây đau, giải pháp có thể là phẫu thuật để cắt bỏ khối u hoặc chiếu xạ, hóa trị để làm giảm kích thước khối u.
  • Ngăn tín hiệu thần kinh cảm giác đau lên não: Nếu liệu pháp sử dụng thuốc không còn tác dụng, ngăn dòng tín hiệu thần kinh lên não là một giải pháp có thể được sử dụng. Cách này có thể là tiến hành tiêm thuốc giảm đau xung quanh dây thần kinh để ngăn chặn tín hiệu dẫn truyền.

51473

PHÂN LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU

Thuốc giảm đau không opioid: Đây là lựa chọn cho những trường hợp đau nhẹ và đau vừa. Bác sĩ thường kê thuốc giảm đau không opioid kèm với một số thuốc khác bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) ví như ibuprofen
  • Acetaminophen ( Tylenol … )

Thuốc thường sử dụng cho những trường hợp khác:

Một số thuốc sử dụng cho những tình trạng bệnh lý khác cũng có thể giảm đau, đặc biệt là đau dây thần kinh, bao gồm:

  • Một số thuốc chống trầm cảm như duloxetine (Cymbalta)
  • Những thuốc chống co giật như gabapentin (Gralise, Neurontin) và pregabalin (Lyrica)

 

Thuốc Opioids: Những thuốc này thường sử dụng chung với thuốc không opioid.

Những thuốc opioid sau được sử dụng với tác dụng giảm đau:

  • Hydrocodone
  • Fentanyl
  • Hydromorphone
  • Methadone
  • Morphine
  • Oxycodone
  • Oxymorphone

Bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng opioids ở một số bệnh nhân ung thư khi những lựa chọn khác không còn hiệu quả nữa. Tuy nhiên, việc sử dụng opioids cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng thuốc.

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.