Tác giả: Sup-Team

Tình trạng chán ăn ở bệnh nhân ung thư

Thay đổi khẩu vị là một tác dụng phụ rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư sau điều trị. Bệnh nhân chán ăn thường ăn ít hơn bình thường, không cảm thấy đói hoặc cảm thấy no rất nhanh khi vừa chỉ ăn được một ít thức ăn. Tình trạng chán ăn kéo dài có thể dẫn đến sụt cân, thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi và yếu cơ.

0-chung-chan-an-o-tre

Nguyên nhân:

Chán ăn ở bệnh nhân ung thư có thể do:

  • Một số loại ung thư như miệng, vòm họng, dạ dày, tụy ảnh hưởng đến chuyển hóa của cơ thể (Quá trình phân cắt thức ăn và chuyển thành năng lượng) dẫn đến thay đổi khẩu vị, gây nên chán ăn.
  • Ung thư tiến triển.
  • Một số loại ung thư làm cho lá lách to ra. Khi lá lách to ra, nó chèn ép vào dạ dày gây nên cảm giác no.
  • Cổ trướng là tình trạng phình to ở bụng do sự tích tụ dịch. Cổ trướng cũng có thể chèn ép dạ dày gây nên cảm giác no dù chỉ mới ăn một ít thức ăn.
  • Liệu pháp điều trị trong đó bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch và cả thuốc giảm đau cũng gây nên tình trạng trầm cảm hoặc buồn ngủ, dẫn đến chán ăn.
  • Liệu pháp xạ trị hoặc phẫu thuật đối với bất kì bộ phận tiêu hóa nào cũng gây nên tình trạng chán ăn.
  • Một số tác dụng phụ do các liệu pháp điều trị gây ra:

Tiêu chảy và nôn

Viêm loét miệng

Khô miệng

Khó nhai

Khó nuốt

Căng thẳng

Mệt mỏi

Đau đớn

woman with stomach cramps

KIỂM SOÁT

Nếu có thể, bước đầu tiên khi xử lý tình trạng chán ăn là giải quyết những nguyên nhân cơ bản như lở loét, khô miệng, căng thẳng… có thể sẽ cải thiện phần nào tình trạng chán ăn.

Điều trị chán ăn và sụt cân có thể bao gồm cả việc sử dụng thuốc kích thích thèm ăn hay sử dụng biện pháp đưa thức ăn trực tiếp xuống ruột như:

  • Megestrol acetate (Megace) hoặc medroxyprogesterone là những dạng hocmon progesterone cũng có thể cải thiện sự thèm ăn và giúp duy trì cân nặng.
  • Những thuốc steroid có thể kích thích thèm ăn, cải thiện tâm trạng, giảm nôn và cảm giác đau. Tuy nhiên, Steroids cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng vì vậy chỉ được sư dụng trong thời gian ngắn.
  • Metoclopramide (Reglan) có thể ngăn chặn tình trạng đầy bụng sau ăn.
  • Dronabinol (Marinol) kích thích thèm ăn.

Phương pháp trị liệu giúp đưa thức ăn, nước uống dinh dưỡng xuống ruột, là cách đặt 1 ống thông trực tiếp từ mũi xuống dạ dày. Đây cũng là một giải pháp được sử dụng khá phổ biến.

Mặc dù bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu, nhưng trong tình thế này, việc cung cấp dinh dưỡng, duy trì sức khỏe là giải pháp cần làm. Một chế độ dinh dưỡng tốt cũng góp phần quan trọng giúp bệnh nhân mạnh mẽ hơn cả về tinh thần lẫn thể chẩt để vượt qua những tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Bệnh nhân có thể cân nhắc một vài cách dưới đây nếu cảm thấy chán ăn:

  • Ăn từ 5 đến 6 bữa ăn nhỏ một ngày và ăn thêm rau quả bất cứ khi nào bạn đói.
  • Xác định khoảng thời gian cụ thể trong ngày bạn thấy đói và cố định bữa ăn vào những khoảng thời gian đó, không phải giới hạn lượng thức ăn từng bữa, ăn đến lúc cảm thấy no.
  • Ăn thêm đồ ăn nhẹ giàu dinh dưỡng và năng lượng như đỗ tương, sữa chua, trứng…
  • Uống nước ép trái cây sau ăn thay vì uống trước bữa ăn, vừa bổ dưỡng vừa không gây cảm giác no trước khi ăn.
  • Nhờ người thân đi chợ hoặc nấu ăn nếu bạn cảm thấy mệt mỏi.
  • Cố gắng tạo không gian thoải mái khi ăn, tốt nhất nên ăn với gia đình, bạn bè.
  • Nếu mùi vị món ăn làm bạn buồn nôn, nên để nguội thức ăn và ở chỗ thoáng khí.
  • Vận động nhẹ khoảng 20 phút nếu có thể, 1 tiếng trước khi ăn sẽ làm bạn cảm thấy thèm ăn, duy trì khối lượng cơ, chống táo bón và tăng tuần hoàn cơ thể. Việc tập luyện như thế nào cho phù hợp cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Buồn nôn và nôn sau hóa xạ trị

Buồn nôn và nôn là những tác dụng phụ rất phổ biến gây ra bởi hóa xạ trị. Chúng mang lại cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư. ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thu và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

bn2_chdua

NGUYÊN NHÂN NÔN VÀ BUỒN NÔN Ở NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nôn và buồn nôn ở đa số bệnh nhân ung thư:

  • Hóa trị
  • Xạ trị, đặc biệt vùng não, cột sống, dạ dày, xương chậu. Những bệnh nhân xạ trị toàn thân có nguy cơ cao xuất hiện tác dụng phụ này.
  • Ung thư di căn lên não
  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa
  • Rối loạn điện giải
  • Nhiễm trùng hoặc xuất huyểt dạ dày và ruột
  • Bệnh tim
  • Thuốc khác

Bạn sẽ có nguy cơ nôn và buồn nôn sau hóa trị nếu:

  • Bạn bị nôn ở những đợt điều trị trước đó
  • Bạn hay bị say tàu xe
  • Bạn thường quá lo lắng trước mỗi đợt điều trị ung thư
  • Nếu bạn là nữ và ít hơn 50 tuổi

Cảm giác buồn nôn và nôn khiến bệnh nhân cảm thấy rẩt khó chịu. Thường nôn và buồn nôn chỉ trở nên trầm trọng khi tình trạng thường xuyên và kéo dài. Tình trạng này dẫn đến mất nước và điện giải, sụt cân và trầm cảm. Một số bệnh nhân buộc phải dường điều trị do nôn quá nhiều.

dieu-tri-tieu-chay

KIỂM SOÁT BUỒN NÔN VÀ NÔN

Việc kiểm soát tác dụng phụ được gọi chung là biện pháp giảm nhẹ, là một phần rất quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư.

Ngoài việc được bac sĩ kê thuốc chống nôn và buồn nôn sử dụng sau điều trị, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm một số giải pháp thiên nhiên như gừng tươi… để giảm nguy cơ. Tất nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kì liệu pháp điều trị bổ sung hay thay thế.

Nếu tình trạng buồn nôn và nôn không có chiều hướng giảm mà trở nên trầm trọng, hãy báo ngay với bác sĩ. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây nôn sẽ phải được xác minh cụ thể. Nếu nôn làm mất cân bằng điện giải, bệnh nhân nên được truyền bu nước và điện giải tránh những nguy cơ rủi ro không đáng có.

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.