Tại sao HÓA CHẤT, XẠ TRỊ và PHẪU THUẬT thường đi với nhau?

Trên thực tế, ít khi chúng ta thấy bệnh nhân ung thư chỉ sử dụng hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật đơn độc, trừ một số trường hợp như: Ung thư ở giai đoạn muộn, đã di căn nhiều cơ quan (thường truyền hóa chất), ung thư phổi di căn não (thường chỉ hóa trị hoặc phẫu thuật khối u não)…

Hình ảnh mô phỏng một lần xạ trị ung thư

Chắc hẳn bạn quen với việc truyền hóa chất trước hoặc sau khi phẫu thuật, hay xạ trị trước phẫu thuật. Tại sao bác sĩ lại kết hợp như vậy? Mục đích của việc kết hợp này là gì?

Cho đến thời điểm hiện nay, hóa, xạ trị và phẫu thuật được xem như 3 hòn đá tảng trong điều trị ung thư. Bên cạnh đó, y học cũng đã phát triển những liệu pháp điều trị mới như: Liệu pháp miễn dịch (ung thư phổi…), liệu pháp hocmon (ung thư vú…), điều trị đích. Tuy nhiên những phương pháp này không áp dụng cho tất cả các loại ung thư, do đó vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Quay trở lại với 3 hòn đá tảng được nhiều bác sĩ sử dụng nhất đó là Phẫu thuật, Hóa trị, Xạ trị.

Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ khối u trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo lấy tối đa không sót tế bào ung thư, bác sĩ thường khoét thêm một vùng mô lành xung quanh khối u. Thậm chí để chắc chắn hơn, sau phẫu thuật bác sĩ cho thêm một vài đợt hóa trị tiêu diệt nốt những tế bào ung thư hiếm hoi sống sót sau ca phẫu thuật. Đó là mục đích kết hợp phẫu thuật và hóa trị của bác sĩ nhằm hạn chế rủi ro ung thư tái phát.

Hóa trị, xạ trị và phẫu thuật là 3 hòn đá tảng trong điều trị ung thư

Với những khối u kích thước nhỏ, việc phẫu thuật diễn ra không quá phức tạp, tuy nhiên, với những khối u kích thước lớn, phẫu thuật thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư phát tán và di căn. Tưởng tượng khối u lúc đó như một tổ ong (bạn đã bao giờ bắt tổ ong lấy mật chưa?). Tổ ong càng lớn, diện tích tiếp xúc càng nhiều, số lượng ong càng đông, tính nguy hiểm càng cao. Do đó, trước khi tiến lại gần cắt phăng tổ ong đi, chúng ta dùng lửa đốt hết những chú ong ở bên ngoài. Phẫu thuật khối u lớn cũng vậy, bác sĩ có thể cho bạn truyền hóa chất hoặc chiếu xạ đốt khối u trước phẫu thuật (hóa trị bổ trợ hoặc xạ trị bổ trợ) nhằm thu nhỏ kích thước khối u. Đó tiếp tục là mục đích kết hợp hóa, hoặc xạ trị giúp quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn và dễ dàng hơn. Hóa trị sau chiếu xạ cũng tương tự như vậy.

Vậy có khi nào Hóa hoặc xạ trị cả trước và sau phẫu thuật?

Câu trả lời là Có. Bệnh nhân có thể được chỉ định xạ trị thu nhỏ khối u trước phẫu thuật kèm thêm một đợt hóa chất sau phẫu thuật nhằm hạn chế tối đa nguy cơ ung thư tái phát.

Dù bạn đang điều trị theo phác đồ nào, hãy tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ, họ luôn có gắng cho bạn một giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, phác đồ điều trị trên dù tối ưu nhưng chưa bao giờ là nhẹ nhàng với người bệnh. Những tác dụng phụ do điều trị có thể khiến nhiều bệnh nhân bỏ cuộc. Phẫu thuật và xạ trị có thể gây ra những cơn đau khủng khiếp, nhưng so với hóa trị, cơn đau đó chỉ là một phần nhỏ. Những đợt hóa trị dài ngày khiến người bệnh suy kiệt, mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn, nôn thốc nôn tháo, tiêu chảy, châm chích, tê bì chân tay, mất ngủ kèm theo sốt và viêm nhiễm. Do đó, để đảm bảo theo đúng phác đồ điều trị tối ưu của bác sĩ, bệnh nhân cần chuẩn bị cho mình một thể trạng thật tốt cả trước, trong và sau điều trị.

Bệnh nhân Nguyễn Hà Văn (43 tuổi bị ung thư trực tràng giai đoạn II) chia sẻ: “Đợt hóa chất đầu tôi còn khỏe, cơ thể còn chống chọi được, nhưng từ sau phẫu thuật cơ thể tôi yếu hẳn. Lần hóa trị tiếp theo đối với tôi thật kinh hoàng, nôn cả ngày dài, không một mẩu cơm vào bụng, cả ngày vật và vật vờ trên giường, tưởng chừng không thể theo kịp liêu trình. Từ lần dùng sản phẩm CumarGold Kare do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, thể trạng tôi tốt lên hẳn, giống như hồi đầu mới vào hóa chất, cơ thể vẫn khỏe mạnh, tác dụng phụ không còn rõ ràng, ăn uống tốt và hoàn toàn tuân thủ tốt điều trị của bác sĩ“.

Trên đây là những kiến thức nền tảng trong điều trị ung thư, nếu bạn cần chuyên gia tư vấn thêm, hãy comment câu hỏi phía dưới để được hỗ trợ hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn phí 1800.1796 (giờ hành chính) hoặc 091.500.1796 (ngoài giờ hành chính)

Xem thêm: Chân dung nữ tiến sĩ chế tạo thành công CumarGold Kare dành cho bệnh nhân ung bướu

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.