Thẻ: ung thu

Nghiên cứu mới nhất về Ung thư da

  • Các bác sĩ đang làm việc để tìm hiểu thêm về khối u ác tính , cách để ngăn chặn nó , làm thế nào để điều trị tốt nhất nó , và làm thế nào để cung cấp các dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho người được chẩn đoán mắc bệnh này . Các khu vực sau của nghiên cứu có thể bao gồm các lựa chọn mới cho các bệnh nhân thông qua các thử nghiệm lâm sàng . Phần này không có nghĩa là một danh sách đầy đủ của các thử nghiệm lâm sàng mới kể từ khi lĩnh vực này đang thay đổi nhanh chóng. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ của bạn về các cách chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bạn.
    • Phòng tránh nâng cao và các phương pháp phát hiện sớm : có nghiên cứu liên tục về phòng chống và phát hiện sớm các chiến lược tốt hơn cho khối u ác tính. Phòng ngừa ban đầu liên quan đến việc giữ khối u ác tính từ phát triển, chẳng hạn như giảm tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời và tránh việc sử dụng các thiết bị thuộc da trong nhà. Phòng ngừa thứ phát bao gồm các phương pháp phát hiện sớm. Một lĩnh vực đầy hứa hẹn là sàng lọc những người có nguy cơ cao phát triển thành khối u ác tính.

      Ung thư da CumarGold
      Phát hiện sớm Ung thư da
    • Liệu pháp nhắm mục tiêu : như đã thảo luận trong phần điều trị, mục tiêu điều trị là phương pháp điều trị nhắm gen hoặc protein đặc biệt. Tiếp tục nghiên cứu đã xác định được một số phân tử kích hoạt hoặc đột biến gen trong khối u ác tính. Thử nghiệm lâm sàng đang thử nghiệm loại thuốc mới để ức chế các con đường mà khối u ác tính có thể sử dụng để phát triển và lây lan.
    • Vắc xin : vắc xin điều trị có thể cải thiện phản ứng miễn dịch cụ thể để khối u ác tính đã trở thành tâm điểm của nhiều thử nghiệm lâm sàng. Vắc xin Melanoma peptide đang được đánh giá trong các thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêm vắc xin có thể làm cho hệ thống miễn dịch để chống lại khối u ác tính, ngay cả trong y học hiện đại, các liệu pháp này vẫn được coi là thử nghiệm. Các loại vắc-xin được thực hiện sử dụng các protein nhất định chỉ được tìm thấy trên một khối u ác tính. Hệ miễn dịch của người bệnh tiếp nhận các protein và phá hủy các tế bào ung thư hắc tố. Cho đến nay chưa có vắc xin đã cho thấy lợi ích lâm sàng ở bệnh nhân.Liệu pháp vắc xin Cumargold kare
    • Chăm sóc giảm nhẹ : thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để tìm cách tốt hơn trong việc làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ của phương pháp điều trị u hắc tố hiện tại từ đó tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đồng Tháp: Ám ảnh nhà có 3 chị em bị ung thư vú

Tháng 4/2012, chị Trần Kim Lý phát hiện bị ung thư vú giai đoạn 2. Chỉ ít lâu sau, 4 người chị còn lại cũng lần lượt phát hiện khối u lạ ở ngực, trong đó 2 người là chị Trần Thị Hữu Phước và Trần Kim Liên cũng phát hiện ung thư vú giai đoạn nặng, khiến cho cả xã nghèo Tân Bình, huyện Châu Thành, Đồng Tháp không khỏi bàng hoàng, sợ hãi.

Tuyến xe đò “định mệnh” từ Sa Đéc lên thành phố

Là em út trong gia đình nghèo có 7 anh chị em, chị Lý có lẽ là người vất vả nhất.Sau khi lập gia đình cùng anh Võ Hữu Hùng, chị Lý sinh được hai bé gái là Ngọc Xương và Ngọc Mai, nhưng bé út Ngọc Mai chẳng may bị thiểu năng trí tuệkhiến cuộc sống gia đình anh Hùng, chị Lý tương đối khó khăn.

Anh Hùng lái xe tải ngoài Cần Thơ cả tháng mới về thăm nhà nên toàn bộ việc gia đình đều một tay chị Lý lo liệu, chị cũng tranh thủ may vá thuê để kiếm thêm thu nhập.

Tháng 4/2012, thấy trên ngực xuất hiện một khối u nhỏ, anh Hùng giục vợ đi khám.Không ngờ chuyến xe đò từ Sa Đéc lên Sài Gòn là chuyến đi định mệnh của cuộc đời chị.

Sau 2 ngày thăm khám, tui nhận được kết luận bị K vú.Ở nhà hoài, nào giờ biết K vú là bệnh gì đâu nên cầm tờ giấy xét nghiệm đi tới đi lui hỏi. Thế rồi các bác sỹ nói là u ác, tui cũng chẳng biết u ác là bệnh gì, cuối cùng họ nói tui bị ung thư vú giai đoạn 2…” – nói đến đây, chị Lý dừng lại, nước mắt lưng tròng. Chị không tin vào tai mình, chân tay rụng rời, anh Hùng phải tức tốc bắt xe lên thành phố, làm thủ tục nhập viện cho vợ phẫu thuật.

Thế rồi các anh chị trong gia đình cũng chẳng quản ngại đường xá xa xôi, thay phiên nhau chăm sóc cô em út.Nhưng chỉ ít tháng sau khi chị Lý xuất viện, tin dữ lại ập xuống đầu đại gia đình nghèo khó.

Út nhập viện, tui chỉ biết khuyên mấy đứa đừng có bỏ em, tội nghiệp.Nó mà có mệnh hệ gì thì người làm mẹ như tui chẳng sống nổi.Nhưng cay đắng quá! Mấy tháng sau lại nghe tin cái Hai, cái Sáu cũng bị ung thư, thân già bị liệt hai chân, tôi chỉ biết cố gắng tự chăm sóc bản thân để mấy đứa đi làm kiếm tiền, đặng còn nuôi nhau”-bà Nguyễn Thị Mười, không cầm được nước mắt.

Bảy anh chị em trong nhà, người làm may, người đi trồng cỏ thuê, người đi ở đợ, chẳng ai đủ dư dả để lo lắng cho tất thảy, họ đành rau cháo chia nhau để mong qua cơn hoạn nạn.

“Tôi luôn khát khao được sống”

Khi được hỏi về những bất hạnh mà mình đang gánh chịu, chị Lý lắc đầu ôm con: “Tui đâu có bất hạnh, chỉ không may mắc phải căn bệnh này.Nhưng tui còn có các con ngoan ngoãn, chồng thương yêu, anh chị em kề cận, nên tôi phải mạnh mẽ, lạc quan để vượt qua bệnh tật”.

Sau lần hóa trị thứ 2, nhỏ Mai thấy mẹ về cứ ôm cái đầu trọc lốc rồi hôn hoài.Tui hỏi có sợ không, nó kêu không sợ, lại còn khen mẹ đẹp lắm rõ mắc cười.”-chị Lý kể lại.

Anh Hùng cặm cụi đi làm, chẳng dám mướn nhà để ở mà quanh năm ngày tháng ở trên chiếc xe tải chật hẹp để dành dụm tiền cuối tháng mang về cho vợ: “Tui cứ động viên bà xã, mình phát hiện sớm, phẫu thuật đi là khỏi”.

chi_ly_dt_

Chị Lý sẵn lòng chia sẻ thông tin với độc giả theo số 0949.927.883

6 lần hóa trị, 14 lần xạ trị, chị Lý trở nên gầy gò, ốm yếu, không ăn ngủ được. Ngay sau đó chị còn liên tục bị di căn hạch nách, ngực, tay và phải tiến hành phẫu thuật đến 6 lần. Lo lắng, chị đã tìm mua rất nhiều nghệ tươi về uống nhưng liên tục nôn ói, không uống được. Đầu năm 2014, một bệnh nhân cùng phòng đã khuyên chị dùng thử CumarGold, bào chế từ nghệ nhưng dưới dạng công nghệ cao, hiệu quả ưu việt, lại dễ uống hơn nghệ tươi.

Tui đọc báo thấy đây là sản phẩm của các nhà khoa học Việt, bèn kêu ông xã mua liền 10 hộp gửi về. Uống CumarGold được 3 tháng thì thấy chuyển biến rõ rệt, da tui trắng hồng, các vết sẹo mổ mịn hẳn, không nổi u cục như trước, ăn uống thấy ngon miệng, ngủ tốt hơn, mà người khỏe lên thấy rõ”. Sau đó chị Phước và chị Liên thấy em út uống hiệu quả nên cũng dùng CumarGold để nâng cao sức khỏe.

Tui không nghĩ mình có thể sống được vài tháng, ấy vậy mà đến nay đã 4 năm. Các chị gái của tui đến nay cũng hoàn toàn khỏe mạnh, một phần là may mắn tìm được CumarGold, phần do chị em tui gan dạ, can trường lắm. Dù còn một tháng phải sống, một ngày một giờ cũng phải sống”

Để chia sẻ với chị Lý, độc giả liên hệ số 0949.927.883, hoặc gọi Tổng đài miễn cước 1800.1796, truy cập website cumargoldkare.vn để được tư vấn về bệnh ung thư

Điều trị chống đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Phác đồ này chỉ áp dụng chống đau ở ung thư giai đoạn cuối đối với khối u quá muộn hoặc di căn, mà không còn khả năng điều trị khỏi nữa.

Trong khi bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư hay điều trị đã ổn định bằng cách chỉ dùng thuốc, giảm đau nhẹ có thể chịu đựng được đau đớn của mình, thì những bệnh nhân được đề cập đến ở đây là những người phải chịu một nỗi lo lắng ghê gớm về cái chết vì họ tự nhận thấy cơ thể mình ngày càng suy sụp. Tình trạng này dẫn đến người bệnh hoặc là ngã lòng hoàn toàn, hoặc ngược lại đòi hỏi một sự hỗ trợ rất lớn về cả thể chất và tinh thần.

Dù thế nào đi nữa, cũng như đối với tất cả các bệnh nhân vào lúc cuối đời thì sự thoải mái và lòng phóng khoáng của những người xung quanh có một vai trò rất quan trọng để làm giảm nhẹ những đau đớn của bệnh nhân. Vậy nên, cần có sự khuyến khích từ gia đình, bạn bè, người thận, thậm chí là cả tôn giáo nữa, và cũng cần tránh sử dụng những kĩ thuật phức tạp tạm thời, ảo tưởng không những không có lợi ích gì hơn cho bệnh nhân mà có khi còn làm cho họ thêm phiền toái. Sự tham hỏi của bác sĩ, y tá và hộ lý cần thường xuyên vì đó là nguồn an ủi chủ yếu đối với người bệnh. chỉ định sử dụng thuốc phù hợp với từng trường hợp sẽ giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân.

sau-mo-ung-thu-thuc-quan

Cần lưu ý, đối với việc hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, phải chú ý tới tình trạng tâm lý, nỗi lo lắng, ý chí tin tưởng hi vọng, hay ngược lại là sự suy thoái nản lòng, tuyệt vọng để điều trị cho phù hợp với từng trạng thái tâm lý. Chống suy sụp và dùng thuốc an thần với liều lượng có chọn lọc phải được chỉ định một cách đặc biệt.

Những rối loạn chung về toàn thân cũng làm tăng thêm mức độ đau đớn, do vậy trong chừng mực có thể, cần phải phục  hồi tình trạng thiểu dưỡng, thiểu lực, mất ngủ mạn tính của bệnh nhân, và phải can thiệp săn sóc tạo cho bệnh nhân có đủ tiện nghi cần thiết, phù hợp.

Sử dụng thuốc giảm đau cần đáp ứng những nguyên tắc sau: điều trị chống đau phòng ngừa hơn là lúc đau triệt để.

Nhịp độ sử dụng thường xuyên, đều đặn và vừa đủ phù hợp, ví dụ, sử dụng thuốc giảm đau cứ 4 giờ/ lần; không cung cấp theo yêu cầu của bệnh nhân vì bệnh nhân thường yêu cầu không đầy đủ và đôi khi quá muộn.

Liều giảm đau mạnh và đầy đủ, không nên do dự khi chỉ định bằng thuốc phiện, sử dụng tối đa, bằng cách uống.

Những điều cần biết về bệnh Ung thư tá tràng

Ung thư tá tràng là loại ung thư ác tính hình thành trong các mô của ruột non. Tá tràng là phần đầu của ruột non, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng – hỗng tràng. Tá tràng là thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì đây là nơi thức ăn được trộn với dịch tụy và dịch mật để thực hiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Ung thư tá tràng là một trong những loại ung thư hiếm gặp nhất liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn trong việc tìm ra phương án điều trị tốt nhất cho căn bệnh này, nhất là thời điểm hiện tại do không có nhiều thông tin như các loại ung thư phổ biến khác.

ung-thu-ta-trang

Triệu chứng
Sau đây là các triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư tá tràng:

  • Buồn nôn và nôn
  • Xuất hiện u cục ở vùng bụng
  • Bị chuột rút thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đi đại tiện ra máu
  • Táo bón

Biểu hiện lâm sàng của ung thư tá tràng thường không rõ ràng, không có gì khác biệt. Ung thư tá tràng chỉ có thể chẩn đoán được khi ở giai đoạn muộn, vì lúc đó khối u mới phát triển to đủ để gây ra tình trạng tắc ruột.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của ung thư tá tràng
Do là loại bệnh ung thư hiếm gặp, nên có rất ít thông tin về bệnh này. Trong trường hợp có người mắc bệnh, bác sỹ cũng không thể đưa ra phương án điều trị tốt nhất vì gần như không có tài liệu nghiên cứu để tham khảo.

Bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhắm vào các khối u, vì đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong xử lý các khối u khác liên quan đến các mô tương tự (ung thư mô tuyến, sarcoma mô mềm…), dù vậy các chuyên gia y khoa vẫn chưa tìm ra phương án chữa trị tốt nhất cho căn bệnh ung thư tá tràng.

Có rất ít thông tin liên quan đến yếu tố nguy cơ mắc ung thư tá tràng và nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này vẫn chưa được làm rõ. Sau đây là một số nguyên nhân được cho là đóng vai trò quan trọng dẫn đến mắc ung thư tá tràng:

  • Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất béo cao
  • Tiếp xúc với chất gây ung thư, bức xạ i-on hóa và hóa chất
  • Hút thuốc lá
  • Một loạt các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, bao gồm bệnh Celiac (bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten), hội chứng Lynche (bệnh di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết), hội chứng Gardner (bệnh di truyền do các gene trội trên nhiễm sắc thể thường, đặc trưng bởi sự hiện diện của bệnh polip đại tràng, u xương và các khối u mô mềm), bệnh Crohn (bệnh viêm ruột), Bệnh đa polyp gia đình, hội chứng polyp Juvenile, và hội chứng Puetz-Jeghers.

Chẩn đoán ung thư tá tràng
Ung thư tá tràng rất khó chẩn đoán sớm, hầu hết trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn.
Các xét nghiệm thường dùng trong việc chẩn đoán ung thư tá tràng là: chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ, nội soi, sinh thiết, và chụp thực quản cản quang.

Điều trị ung thư tá tràng
Có nhiều cách điều trị ung thư tá tràng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh. Cho đến nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Ung thư tá tràng có 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn I: Giai đoạn tăng trưởng ác tính chỉ ở tá tràng.

Giai đoạn II: Ung thư đã lan rộng sang các mô lân cận, các cơ, dây chằng và các hạch bạch huyết.

Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận như hồi tràng, hỗng tràng, đại tràng, dạ dày.

Giai đoạn IV: Có khối u ác tính trong ổ bụng, và di căn đến các cơ quan xa hơn như phổi, gan, tụy, xương và những bộ phận khác.

Giai đoạn ung thư càng muộn, càng khó để xác định vị trí và đưa ra phác đồ điều trị.

Phẫu thuật là cách điều trị phổ biến nhất và hiệu quả nhất cho bệnh ung thư tá tràng. Thông thường bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng (phẫu thuật Whipple). Ngoài ra, phẫu thuật kết hợp với hóa trị và xạ trị. Bên cạnh đó, có phương pháp điều trị thay thế khác như điều trị bằng thảo dược, thuốc nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào kết luận về tính hiệu quả của các phương pháp này.

Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng

Việc phát hiện ung thư vòm họng chủ yếu dựa vào vào nhữngtriệu chứng của ung thư vòm họng để chẩn đoán có phải mắc bệnh hay không thì không khoa học, vì vậy việc tiến hành kiểm tra cụ thể là điều không thể thiếu. Chỉ có thông qua khám và chẩn đoán chính xác ung thư vòm họng bác sỹ mới có thể đánh giá một cách toàn diện bệnh tình của bệnh nhân, giúp bệnh nhân xác định hướng điều trị phù hợp. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng ung thư vòm họng, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra, phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

chan-doan-ung-thu-vom-hong

Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng
Kiểm tra vùng đầu, cổ: bảo gồm quan sát và sờ bên ngoài của vùng họng, vùng hạch cổ. Sờ hạch cổ nên sờ từ dưới cằm, dưới xương lưỡi, mô giáp, trước khí quản, hõm xương ức và đến hai bên xương quai xanh, xác định rõ vị trí hạch và kích thước. Khi vòm mũi họng cảm thấy có vật cản, nên tiến hành kiểm tra này.

Nội soi vòm họng: Nội soi vòm họng: nội soi gián tiếp vòm họng là phương pháp thường dùng và đơn giản nhất. đối với những kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc không dễ nhận thấy bệnh lý có thể lựa chọn nội soi trực tiếp và nội soi ống, từng bước nắm bắt tình hình xâm lấn của khối u, đồng thời có thể kịp thời theo dõi những biến chứng có dấu hiệu đáng nghi là di căn.

Kiểm tra hình ảnh học
– Chụp Xquang: chụp Xquang một bên và chính giữa vòm có thể xác định chính xác hình thái, kích thước và vị trí khối u, đồng thời nắm được tình trạng thay đổi của sụn và các cơ quan mềm, khi cần thiết nên tiến hành chụp vòm họng.

– Chụp CT, cộng hưởng từ (MRI): kiểm tra CT và MRI có lợi cho việc xác định phạm vi xâm lấn của khối u trong vòm họng, có xâm lấn ra các bộ phận khác hay không. Phương pháp kiểm tra này phù hợp với chẩn đoán tình trạng di căn hạch cổ, giúp cho bác sỹ đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân một cách toàn diện, nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt có tác dụng với bệnh nhân ung thư vòm giai đoạn cuối.

– Chụp cắt lớp siêu âm: Phương pháp này có nhiều ưu điểm như không gây tổn thương, thuận tiện, chính xác, chi phí thấp và có thể thực hiện kiểm tra nhiều lần. Có thể sử dụng để kiểm tra có hạch cổ hay không, định vị khối u và xác định có lây lan sang các bộ phận xung quanh không, đồng thời cũng là một phương pháp kiểm tra an toàn sau phẫu thuật.

Phát hiện sớm ung thư vòm họng qua những triệu chứng thường gặp

Ung thư vòm họng là một bệnh lý tương đối phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh có rất nhiều triệu chứng, dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư vòm họng.

Vết loét không lành

Một khu vực bị hỏng của da bị loét không thể chữa lành là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vòm họng. Triệu chứng này không phải luôn gây ra cảm giác đau đớn.

ung-thu-vom-hong

Khó chịu dai dẳng hoặc đau trong miệng

Đau liên tục hoặc khó chịu trong miệng là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư miệng khác.

Đốm trắng hay đỏ trong miệng hoặc cổ họng

Xuất hiện những đốm trắng hoặc đỏ trong miệng có thể là một dấu hiệu của ung thư hoặc những thay đổi tiền ung thư.

Khu vực của các tế bào bất thường có thể có màu đỏ hoặc màu trắng. Mảng trắng được gọi là bạch sản, và các đốm màu đỏ được gọi là erythroplakia. Những vùng này là không phải ung thư, nhưng nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến ung thư.

Một mảng trắng hoặc đỏ trong miệng hoặc cổ họng không nhất thiết có nghĩa là ung thư. Nhiễm nấm cũng có thể gây ra triệu chứng này. Các mảng màu trắng của nấm thường để lại một vết loét, miếng vá màu đỏ bên dưới.

Khó khăn trong việc nuốt

Ung thư miệng có thể gây đau hoặc cảm giác nóng rát khi nhai và nuốt thức ăn. Bạn cũng có thể cảm thấy thức ăn đang ứ đọng trong cổ họng. Khó nuốt cũng có thể được gây ra bởi các điều kiện khác như một sự thu hẹp vô hại của thực quản. Nếu bạn có triệu chứng này bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

Thay đổi giọng nói

Ung thư miệng hay ung thư vòm họng có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn. Giọng nói của bạn có thể khàn hơn hoặc âm thanh được phát ra như bị vướng trong cổ họng. Bạn cũng có thể khó phát âm hơn trong việc phát âm một vài âm thanh.

Nổi u cục ở cổ

Bạn có thể có một khối u ở cổ được gây ra bởi một nút bạch huyết. Sưng một hoặc nhiều các hạch bạch huyết ở cổ có thể là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư vòm họng. Những u cục có thể nóng, đỏ và gây cảm giác đau đớn, tuy nhiên đây có thể là do một bệnh nhiễm trùng chứ không phải ung thư. Cục u thường không phải do ung thư. Ung thư thường tạo thành một khối u và từ từ lớn dần lên.

Giảm cân

Giảm cân là một triệu chứng phổ biến của nhiều loại ung thư. Với ung thư vòm họng, có thể do bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống và nuốt nên có thể không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể cần. Giảm cân có thể là một dấu hiệu của ung thư giai đoạn muộn. Nếu bạn có dấu hiệu giảm cân ngoài ý muốn, bạn nên đi khám để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Hôi miệng

Hầu hết mọi người đều có thể có hơi thở hôi trong một khoảng thời gian nào đó và nó không phải là một dấu hiệu của bệnh ung thư. Nhưng nếu bạn  bị ung thư, hơi thở hôi có thể xảy ra thường xuyên hơn vì ảnh hưởng từ bệnh của bạn.

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác của ung thư vòm họng có thể bao gồm một hoặc nhiều các dấu hiệu bao gồm:

Xuất hiện một cục u dày trên môi hoặc trong cổ họng

Cháy máu bất thường hoặc có cảm giác tế trong vòm họng

Khó khăn trong việc di chuyển hàm

Những triệu chứng này có thể chỉ là một dấu hiệu của một bệnh lý lành tính. Nhưng nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, điều quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.