Rụng tóc là một tac dụng phụ phổ biến ở những bệnh nhân hóa trị và cả xạ trị. Không chỉ tóc mà lông trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Tóc có thể rụng từ từ, rụng thành mảng hoặc rụng hểt toàn bộ chỉ sau một đêm. Kể cả lúc mọc lại sau đó, tóc cũng không còn giữ được trạng thái như ban đầu, tóc có thể mỏng hơn, màu khác đi, khô hơn.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC
Liệu pháp xạ trị và hóa trị gây rụng tóc do làm tổn thương tế bào chân tóc, những tế bào nuôi dưỡng và giúp tóc dài ra.
Hóa trị: Không phải tất cả trường hợp hóa trị đều gây rụng tóc, những thuốc dưới đây thường gây ra rụng tóc:
Nói chuyện với bác sĩ trước khi tiến hành hóa trị để biết chắc nguy cơ rụng tóc mà thuốc hóa trị gây ra. Thường thì tóc không rụng ngay mà sau 7 đến 10 ngày tóc bắt đầu rụng. Việc tóc rụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân dù những bệnh nhân khác nhau dùng cùng một loại thuốc cho cùng một loại ung thư. Lượng tóc rụng cũng phụ thuộc vào loại thuốc và liều dùng và phụ thuộc đường dùng ( Uống, tiêm hoặc bôi…).
Tóc sẽ nhanh chóng mọc lại sau 1 đến 3 tháng kết thúc hóa trị. Mất 6 đến 12 tháng tóc mới có thể mọc lại như bình thường. Khi tóc bắt đầu mọc, bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi nhỏ: Tóc bạn mỏng hơn, to hơn và màu tóc cũng thay đổi.
Liệu pháp xạ trị. Xạ trị chỉ làm rụng phần tóc ( Hoặc lông) ở vị trí chiếu xạ. Rụng tóc phụ thuộc vào phương thức và liều xạ trị. Tóc có xu hướng mọc lại sau vài tháng, tất nhiên màu cũng như độ dày của tóc cũng thay đổi. Thậm chí khi xạ trị liều cao khiến tóc có thể không mọc lại nữa.
Liệu pháp điều trị đích. Liệu pháp miễn dịch không gây rụng toàn bộ tóc. Tuy nhiên, một số liệu pháp miễn dịch sau vẫn khiến tóc trở nên mỏng, cong hoặc khô hơn bình thường.
Liệu pháp hocmon. Một số lượng nhỏ bệnh nhân bị khô hoặc mỏng tóc do liệu pháp hocmon
KIỂM SOÁT VIỆC RỤNG TÓC
Hiểu về cách kiểm soát rụng tóc trước, trong và sau điều trị có thể giúp bệnh nhân vượt qua cú sock tâm lý. Đối với rất nhiều bệnh nhân, rụng tóc không chỉ là sự thay đổi về diện mạo mà còn là một sự thay đổi lớn trong tâm lý khiến họ mặc cảm và lo lắng.
Bệnh nhân nên chia sẻ nối lo này với bác sĩ, những nhân viên y tế, những bệnh nhân khác cùng cảnh ngộ, gia đình hoặc bạn bè giúp bạn cảm thấy an tâm hơn. Đặc biệt bệnh nhân có con nhỏ cần cho các con biết điều này để các con không lo lắng và sợ hãi.
Một số người gợi ý việc cắt ngắn tóc trước khi bắt đầu điều trị. Việc lựa chọn một kiểu tóc ngắn phù hợp gương mặt sẽ giúp bệnh nhân sớm lấy lại phong cách tóc ngắn sau hóa trị.
Liệu pháp mũ lạnh. ( Hiện tại liệu pháp chưa áp dụng ở Việt Nam)
Một chiếc mũ được thiết kế đặc biệt trùm lên đầu tạo nhiệt độ lạnh quanh da đầu, là hạn chế lượng máu đến chân tóc, hạn chế quá trình rụng tóc.
Liệu pháp chăm sóc tóc và da đầu.
Những mẹo dưới đây giúp bạn bảo vệ tóc và da đầu trong quá trình trị liệu.
Giai đoạn tóc mọc lại sau hóa trị.
Tóc mọc lại có thể có màu và hình dạng thay đổi so với ban đầu. Khi tóc bạn bắt đầu mọc lại, việc chăm sóc cẩn thận là vô cùng cần thiết. Đầu tiên, tóc mới sẽ mỏng và dễ gãy hơn ban đầu, những mẹo dưới đây có thể giúp bạn chăm sóc tóc mọc lại tốt hơn:
– Chỉ nên gội đầu 2 lần 1 tuần
– Massage da đầu để loại bỏ da khô và tóc cũ.
– Nên dùng lược thưa và mềm. Khi tạo kiểu, hạn chế nhuộm, uốn và hấp tóc.
– Chỉ nên nhuộm, hấp hóc sau 1 năm hóa trị. Không nên tiến hành ngay toàn bộ mà chỉ hấp, nhuộm một vài vị trí để quan sát phản ứng của tóc và da đầu.
CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.