Như chúng ta đã biết, mỗi tế bào sinh ra đều tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Quá trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ chế rất phức tạp nhằm đảm bảo không có bất cứ một tế bào nào chống lại quy luật tự nhiên trên. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó kiến hệ thống kiểm soát mắc lỗi dẫn đến một số tế bào phát triển và sinh sản quá nhanh, không kiểm soát và đặc biệt là không chết đi theo quy luật. Kết quả là khối u hình thành như một căn cứ địa kiên cố bao bọc bên trong là những tế bào ung thư hung hãn chực chờ cơ hội để xâm chiếm những bộ phận khác trên cơ thể. Đó là cách ung thư hình thành, phát triển và ung thư vú cũng là một trong số đó!
Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ cơ thể bị mắc lỗi? Ai đã khuấy động sự cân bằng của tự nhiên? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành và phát triển của ung thư bàng quang?
Hút thuốc lá. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư là tình trạng hút thuốc, trong đó có cả ung thư bàng quang. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao hơn gấp 4 đến 7 lần những người bình thường.
Tuổi. Nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng lên cùng với tuổi tác. Hơn 70% bệnh nhân ung thư bàng quang có độ tuổi trên 65.
Giới tính. Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ 3 đến 4 lần tuy nhiên nữ giới có tỉ lệ tử vong do ung thư bàng quang nhanh hơn nam giới. Trước khi tình trạng hút thuốc ở nữ tăng lên, tỉ lệ tử vọng của nam cao hơn nữ đến 5, 6 lần.
Hóa chất. Hóa chất sử dụng trong dệt may, cao su, da giày, thuốc nhuộm, sơn và công nghiệp in; một số hóa chất tự nhiên và một số hóa chất có tên aromatic amines cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Các bệnh lý bàng quang mạn tính. Sỏi và nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Ung thư bàng quang thường phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị liệt từ thắt lưng trở xuống hoặc thường bị viêm đường tiết niệu.
Việc sử dụng Cyclophosphamide. Những người từng sử dụng thuốc hóa trị cyclophosphamide có nguy cơ cao xuất hiện ung thư bàng quang.
Bệnh sử. Những bệnh nhân có tiền sử ung thư bàng quang có nguy cơ cao xuất hiện ung thư bàng quang tái phát.
Sán máng. Những người bị nhiễm kí sinh trùng sán máng thường có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang, thường ở các quốc gia châu phi và khu vực địa trung hải.
Tình trạng tiếp xúc với asen. Asen là một chất hóa học gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe khi xâm nhập vào cơ thể. Nguy cơ phơi nhiễm với asen phụ thuộc vào vị trí địa lý và nguồn nước bạn uống.