Nhật Ký Ung Thư Của Bố

Khi ngồi gõ những dòng chữ này thì bố tôi đã chiến đấu với căn bệnh ung thư tròn một năm. Quãng thời gian đó không dài so với rất nhiều bệnh nhân khác mà tôi biết, nhưng với một ca được coi là nặng và nhiều bác sỹ đã từng chẩn đoán tiên lượng sống chỉ còn từ 3 đến 6 tháng thì đó được coi là một sự cố gắng rất lớn của cả bố và gia đình tôi. Những điều tôi viết ra nếu đứng dưới góc nhìn của bác sỹ chỉ có thể coi là múa rìu qua mắt thợ nhưng cũng cung cấp cho mọi người một cái nhìn khác dưới góc độ người đồng bệnh. Một kinh nghiệm được đánh đổi bằng rất nhiều thời gian và nước mắt.

Bố là người tôi yêu thương nhất

Ngày thứ 5 đen tối.

Đó là quảng thời gian bố tôi về quê một tháng chăm bà nội, bố tôi đau lưng và sụt đến 6 ký không rõ nguyên nhân. Thấy vậy, cả nhà lo lắng vội bắt bố lên Hà Nội để khám và điều trị. (ban đầu bố tôi không chịu đi khám, nghĩ bệnh tuổi già thường tình).

Vào viện Đống Đa điều trị một tuần (bảo hiểm hưu trí của bố tôi để tại đây), chụp cắt lớp đốt sống thì chỉ được chẩn đoán là xẹp đĩa đệm, vẹo cột sống nhưng uống thuốc bác sĩ kê không đỡ. Sau đó bố tôi được chuyển sang khoa Đông y để điều trị xương sống, tại đây chị trưởng khoa nhìn phim cắt lớp thì nghi ngờ và yêu cầu làm ngay thủ tục chụp cộng hưởng từ ngực cản quang. Khi đọc phim, bác sỹ gọi tôi vào và nói bố tôi đã bị ung thư thực quản di căn phổi và di căn hạch.
Choáng váng khi nghe kết quả chẩn đoán, tay chân tôi bủn rủn. Đã nhiều người họ hàng và cả ông ngoại tôi đã bị ung thư nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ nó sẽ đến với bố mình, bởi bố tối rất ít ốm đau, nên khi chính thức nghe kết luận, tôi mới thực sự cảm thấy khủng khiếp, suốt hai tháng sau luôn cảm thấy nghẹt thở như có một tảng đá đè nặng lên người. Hôm đó là thứ năm, là ngày mẹ tôi cũng đang chạy thận tại khoa thận nhân tạo Đống Đa. Trong đầu tôi lúc đó chỉ có một chữ hận. Tôi hận ông trời, tại sao oái ăm đến vậy khi bắt cả bố và mẹ tôi phải chịu đựng căn bệnh vô phương cứu chữa. Tôi gọi cho chồng và em trai. Đứng dưới sân bệnh viện nhìn về khoa bố đang nằm, khoa mẹ đang chạy thận tôi òa lên, khóc nức nở. Tôi không hiểu tại sao khám sức khỏe đầu năm lại không phát hiện ra được để bây giờ khi phát ra thì đã di căn lung tung rồi (đây là thực trạng chung của nhiều bệnh viện tại Việt Nam, kinh nghiệm là định kỳ khám tầm soát ung thư ngay tại ung bướu chứ không nên thực hiện tại các bệnh viện đa khoa). Tại sao hiện tượng ban đầu của bố tôi lại mờ nhạt đến vậy? Vì ung thư chỉ cẩn phát hiện sớm ở giai đoạn I thì có thể sống nhiều năm chứ để sang giai đoạn IV, di căn như của bố thì thời gian chỉ còn tính bằng tháng. Đấy là theo nhiều tài liệu y học nói vậy!

Bác sỹ bảo phải chuyển tuyến lên bệnh viện ung bướu Hà Nội, cả nhà tôi gọi đi khắp nơi nhờ vả để chuyển lên K trung ương vì nghĩ K trung ương mới tốt nhất nhưng bác sỹ giải thích lên K trung ương vì trái tuyến nên kinh phí điều trị sẽ rất tốn kém, hơn nữa K trung ương luôn quá tải nên cũng nhiều hệ lụy. Tôi không thể giấu được mẹ, tôi lo mẹ biết sẽ gục theo. Tôi quyết định nói thẳng với mẹ, bây giờ bọn con chỉ có thể tập trung lo cho bố, nên mẹ phải mạnh mẽ lên, mẹ mà gục thì bọn con không biết tính thế nào nữa. Thật may mẹ tôi cố gắng được. Mẹ tôi vẫn cố chạy đủ tuần ba buổi dù mỗi buổi chỉ vài ba tiếng, so với 4 tiếng quy định thì thiếu nhưng như thế là tốt lắm rồi. Chiều hôm đó đưa cả bố và mẹ về nhà. Sáng hôm sau là thứ 6, tôi vào viện làm thủ tục chuyển tuyến rồi đưa bố sang bệnh viện ung bướu Hà Nội. Chỉ dám nói với bố là bác sỹ nghi ngờ có u ở phổi để bố đỡ sốc.

Ngày hôm sau, thứ 6 bố tôi vào khám tại Ung bướu Hà Nội, vừa nhìn phim chụp, bác sỹ nói thẳng với bố tôi là bố bị K phổi di căn xương. Bác sỹ chuyển bố tôi sang khoa xạ để làm các xét nghiệm và chụp chiếu hoàn thiện hồ sơ bệnh án. Nhưng vì cuối tuần nên cũng chỉ vào nhận phòng và nhận giường chứ không kịp làm gì hết. Thứ hai mới chính thức bắt đầu xét nghiệm. Tôi lại đưa bố về nhà. Lúc này bố tôi đau đến lặng cả về thể xác và tinh thần, đi lại thì luôn phải có hai người dìu hai bên hoặc ngồi xe lăn vì bác sỹ bảo khi di căn xương làm xương yếu, xương dễ gãy nên di chuyển phải hết sức cẩn thận. Bố tôi không ăn được, không ngủ được, những cơn đau thể xác và tinh thần khiến bố tôi suy sụp, trong vòng vài ngày tóc bố đã bạc trắng, đó là trạng thái của bố tôi khi về nhà. Tôi nhờ bác sỹ kê một đơn thuốc giảm đau gồm nhiều loại kết hợp cho bố, đi khắp nơi cuối cùng chỉ mua được ngoài Quốc Tử Giám (thuốc này không phổ biến). Cả nhà suy sụp, trước mặt bố chẳng ai dám khóc, mỗi người tìm cho mình một góc riêng mặc nước mắt chảy ra. Mẹ tôi kể đến chính bản thân bố mấy ngày đầu, khi đêm đến bố cũng quay mặt vào tường và mẹ nhìn thấy vai bố run run. Ai mà nghĩ được nó sẽ đến sớm với bố như vậy, bố còn chưa đến 60 cơ mà!!!

Có bệnh thì vái tứ phương.

Thuốc nam – Thuốc bắc

Thực ra bố tôi không phải là người đầu tiên trong dòng họ bị ung thư, nhưng chỉ đến khi bố bị thì tôi mới hiểu sâu sắc hơn về căn bệnh này. Suốt ba tháng đầu, bố tôi phải nằm viện hoàn toàn (trừ ngày thứ 7 và chủ nhật trốn về nhà để thay đổi không khí). Tôi phải viết cam kết với bệnh viện thì mới được đưa bố về. Chứ hôm nào cũng nằm liên tục trong viện, chứng kiến người này thở oxy, người kia nôn ọe rồi kêu la đau đớn thì thần kinh căng thẳng lắm.

Nhà toàn người già đau ốm và trẻ con. Em dâu tôi có cháu nhỏ, mới được 7 tháng và cũng chưa kịp đi làm. Tôi thì đã hai đứa, một đứa 2 tuổi, một đứa 3 tuổi vừa cho đi mẫu giáo tháng 9, chưa kịp quay trở lại công việc thì đến tháng 10 bố tôi phát bệnh. Vậy là cả nhà bắt đầu phân công nhau chăm sóc bố. Chồng tôi ngoài đi làm thì phụ trách hoàn toàn 2 bé nhỏ từ đưa đón đến cơm nước tắm giặt, cuối tuần vào viện, nếu tuần đó bố nằm trong viện… Tôi thì cứ từ gần 6 giờ – 7 giờ tối ở trong viện. Em trai tôi lại phụ trách ca tối, ngày đi làm. Em dâu và mẹ tôi thì lo cơm nước cháo mú, thuốc thang mang vào viện cho bố. Xác định bố còn điều trị dài kỳ nên tự giác bảo ban nhau, chứ tôi chứng kiến nhiều gia đình, con cháu đông đúc mà vào viện vẫn tranh cãi nhau, buồn lắm thay. Bố bị di căn hạch cổ nên rất khó nuốt, dễ nghẹn và nôn. Cơm cháo canteen ở bệnh viện hoàn toàn không ăn được. Dạo đầu bố tôi thường xuyên nghẹn, mỗi lần nghẹn là ông đau đến chảy cả nước mắt rồi nôn thốc nôn tháo hết ra. Nhiều khi nhìn bố ăn có tí cháo đến khổ sở mà tôi khóc thầm. Ba tháng liên tục chỉ có cháo, phở, bún mẹ nấu mang vào viện.

Thời gian này cũng nhiều thầy lang được mọi người mách, có nổi tiếng báo chí, có nổi tiếng truyền miệng, từ Lào Cai, Hà Giang, đến Hà Nội rồi vào tận Thanh Hóa, Nghệ An… Ở Hà Nội cũng có vài vị. Tôi cày nát các diễn đàn, các trang web rồi các tài liệu y học. Cứ lên google search từ ‘ung thư phổi’ ra bao nhiêu kết quả tôi vào bấy nhiêu địa chỉ. Chỉ cần có hi vọng là tìm địa chỉ để đưa bố đến, rồi bấy nhiều lần khóc vì thất vọng. Tôi phát hiện ra, bây giờ rất nhiều nhà báo, thầy lang vô lương tâm. Nhà báo thì nhận tiền để viết bài quảng cáo hoặc chỉ viết bài nhưng không cung cấp địa chỉ chính xác để người nhà bệnh nhân phải bỏ tiền mua địa chỉ đó. Thầy lang thì “cam kết” điều trị khỏi để gia đình tốn cả trên trăm triệu theo thầy nhưng rồi tiền mất tận mang, đưa vào viện khi bệnh đã quá nặng. Hơn một tháng trời tôi bơi giữa các luồng thông tin từ báo chí đến lời khuyên mọi người cung cấp, cũng không biết đâu mà lần. Thậm chí em tôi còn lên tận Hà Giang để lấy thuốc, nhưng ông lang lại yêu cầu bố tôi không được hóa xạ trị khi uống thuốc nên gia đình tôi không dám đánh cuộc. híc. Thế rồi tôi vô tình đọc được một bài viết nói rằng chữa ung thư không phải để khỏi mà để tăng chất lượng sống ở thời gian còn lại của người bệnh. Tôi biết mình đi sai phương hướng. Mong muốn chữa khỏi cho bố tôi nên tôi không thể tìm ra được phương hướng chính xác.

Phác đồ điều trị tại bệnh viện

Hóa trị ung thư

Sau khi nhập viện, bố tôi mất 2 tuần để thực hiện một số bước xét nghiệm, chụp chiếu. Gồm xét nghiệm máu, nội soi dạ dầy, nội soi đại tràng, nội soi khí quản kết hợp sinh thiết phổi, siêu âm ổ bụng, điện tim đồ, cộng hưởng từ não có cản quang, xạ hình xương. Kết hợp với chụp cắt lớp ngực có cản quang và cộng hưởng từ thắt lưng đã tiến hành ở Đống Đa, các bác sĩ hội chẩn cấp bệnh viện do giám đốc bệnh viện chủ trì. Họ kết luận bố tôi bị “u phổi tế bào không nhỏ”,di căn hạch, di căn xương sống, xương sườn, đùi và di căn vào não. Tôi giấu bố hoàn toàn kết luận, bố biết đến đâu thì biết thôi.

Nhiều người hỏi tại sao không thăm khám nhanh mà phải kéo dài nhiều ngày như vậy? Ở bệnh viện nào cũng thế thôi, bệnh nhân ung thư rất yếu, làm nhiều bước như vậy dồn vào một lúc có khi bệnh nhân gục luôn. Chưa kể các loại hóa chất cản quang, phóng xạ dùng trong xạ hình xương đều là các chất có hại với cơ thể dù chúng dùng phát hiện khối u trong cơ thể rất tốt với một hàm lượng nhỏ.

Thực ra, mới đầu khi chọn Ung bướu Hà Nội, gia đình tôi mang tâm lý nếu không ổn sẽ chuyển lên K Trung Ương luôn nhưng rồi nhập viện và thăm khám tôi thấy may mắn vì đã lựa chọn vào đây. Đội ngũ bác sỹ cốt cán đều từ K trung ương mà ra, phác đồ điều trị luôn cập nhật theo K trung ương, máy móc thiết bị mới vì bệnh viện thành lập không lâu, bệnh nhân ít (vì là tuyến dưới) nên không quá tải, phòng giường rất sạch, thái độ y bác sỹ rất nhẹ nhàng và nhiệt tình thậm chí còn động viên vỗ về bệnh nhân để họ dũng cảm chiến đấu với bệnh tật.

Rất nhiều bệnh nhân điều trị tại K trung ương, phổi trung ương nhưng rồi không chịu nổi vì quá tải và nhiều hệ lụy khác nên lại phải nhờ quan hệ rồi xin chuyển xuống đây. Hội chẩn cấp bệnh viện kết luận bố tôi cần xạ não ngay 10 mũi trong 10 ngày liên tiếp. Bệnh viện sẽ cho bệnh nhân làm mặt nạ bảo vệ mặt và đầu, chỉ để chừa lỗ hổng tại các vị trí cần chiếu xạ. Có người xạ mười mấy, hai mươi mấy mũi là bình thường. Xạ sẽ làm khối u di căn não nhỏ lại rất nhiều.

Sau 10 mũi, bố tôi được chuyển sang khoa hóa chất I là khoa chuyên về K phổi và vú để thực hiện truyền tiếp hóa chất. Tại đây bố tôi tiếp tục được hội chẩn cấp khoa để xác định phác đồ điều trị tiếp theo. Thời gian nay ông vẫn phải dùng 4 liều uống giảm đau mỗi ngày. Phác đồ của bố tôi là phác đồ 21 ngày, có nghĩa là cứ 21 ngày thì truyền hóa chất phổi một lần, hóa chất xương 30 ngày truyền một lần, hai loại hóa chất tiến hành đồng thời cộng thêm thủ tục khám xét nghiệm chờ đợi trước khi truyền nên thực tế thời gian ở viện của bố tôi gần như liên tục trong tháng. Sau mỗi lần truyền hóa chất phổi, bác sỹ sẽ kê một đơn thuốc gồm thuốc tiêm kích dự phòng tụt bạch cầu, uống canxi, thải độc gan và hạ men gan, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Hóa chất giúp tiêu diệt tế bào ác, nhưng cũng tiêu diệt hồng cầu, bạch cầu…của cơ thể, làm sức đề kháng của cơ thể giảm nghiêm trọng. Chưa kể hóa chất truyền vào còn hại gan, hại thận hại dạ dày…. Trong quá trình truyền hóa chất, như bố tôi, hai chai hóa chất và 5 chai rửa được truyền sau hóa chất là muối, đường và các chất điện giải khác trong hai ngày liên tiếp để đuổi luôn hóa chất ra khỏi cơ thể. Vì thế, phải cần kích dự phòng tụt bạch cầu, phải uống thuốc các loại để đảm bảo sức khỏe cho lần truyền kế tiếp. Trước lần truyền tiếp theo, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu, nếu các chỉ số đủ điều kiện thì sẽ truyền hóa chất, nếu các chỉ số bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu…tụt dưới ngưỡng cho phép thì không thể truyền ngay mà phải tiêm truyền kích các loại, cho đến khi đủ thì thôi. Có người kích một mũi, có người kích rất nhiều vẫn không lên được, có người nằm vài tháng trong viện, tiêm, truyền máu, truyền đạm các loại vẫn không đủ điều kiện để truyền hóa chất. Không có hóa chất vào khối u càng phát triển nhanh và cuối cùng bệnh viện đành trả về. Tóm lại, chừng nào bệnh nhân còn truyền được hóa chất thì bệnh nhân đó sẽ còn cơ hội sống tiếp. Tôi đã chứng kiến trong viện có bệnh nhân kích thước u phổi 14cm, sau mấy tháng truyền hóa chất khối u đã giảm xuống còn 7cm. Điều này chắc đông y không thể làm được.

Vào phác đồ 21 ngày, tóc bố bay sạch chỉ sau 1 tuần. Cứ 3 lần truyền hóa chất phổi bệnh nhân lại kiểm tra thăm khám lại như lần đầu. Giảm đau uống giảm dần, giờ thì thi thoảng bố tôi mới phải uống. Bố tôi đã từ ngồi xe lăn giờ đã lững thững đi bộ được. Nuốt thức ăn không vấn đề gì. Thậm chí về được quê vài ba lần. Sau 6 tháng thì u não gần như không còn. Bác sỹ cũng nói di căn xương khá lý tưởng so với di căn những chỗ khác vì bản chất ung thư xương phát triển chậm. U phổi thì đã chậm phát triển. Thấy bố khỏe lại về thể chất và tinh thần, tôi đã nhẹ cả người. Tôi chấp nhận quy luật sinh lão bệnh tử của đời người, miễn sao thời gian còn lại của bố mạnh khỏe, ăn ngon, ngủ tốt, hạn chế tối đa đau đớn, với gia đình tôi thế là tốt rồi.

Chăm sóc tại nhà và kinh phí điều trị.

Chăm sóc sức khỏe tại nhà là khâu rất quan trọng

Ung thư là một bệnh đốt rất nhiều tiền. Từ ở nhà cho đến bệnh viện chưa kể phải yêu cầu người thân chăm sóc. Trong viện có rất nhiều bệnh nhân mà vợ con bận công việc nên phải thuê người chăm sóc, 3-4 trăm nghìn một ngày, thuê trường kỳ ba bốn tháng liền. Số còn lại thì vợ con họ hàng cắt cử nhau trông nom. Người bệnh ung thư luôn phải có người đi kèm, điều này không thể phủ nhận, nhất là trong những ngày truyền hóa chất vì chỉ cần kim truyền bị chệch, hóa chất tràn ra thịt sẽ gây thối thịt (một số loại thuốc rất độc), trừ một số trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ ban đầu và không có biến chứng nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân.
Những người may mắn có người nhà chăm sẽ tốt hơn rất nhiều, vì sao? Bệnh nhân sẽ không có cảm giác cô độc, bị bỏ rơi tại viện, sẽ hợp tác hơn trong quá trình điều trị, sẽ không phải lo nghĩ nhiều về thuốc men, sẽ không bị khủng hoảng tâm lý vì phải liên tục nghe bác sĩ chẩn đoán về tình trạnh bệnh của mình. Bệnh nhân ung thư giống như người rơi vào một đầm lầy, càng giẫy dụa càng rơi vào trong bùn nhanh, họ như cái xe đang lao xuống vực, càng nhìn xuống càng thấy kinh hoàng. Có một câu chuyện vui thế này: có một ông cụ bị điếc và được chẩn đoán ung thư, bệnh viện xác định thời gian sống ngắn. Nhưng rồi cụ vẫn sống vài năm vì người nhà giấu, mỗi lần điều trị chỉ nói cụ bị mấy bệnh nhẹ vớ vẩn. Tuổi cao, mắt mờ, tai cụ cũng chả nghe rõ để cập nhật những tin xấu vào đầu mình. Cho nên, tinh thần bệnh nhân rất quan trọng. Cái bệnh nhân cần nhưng rất khó làm được là “phó mặc sự đời, chuyện gì đến sẽ đến”.

Chắc cũng là một cái duyên trời định, một lần cho ông ăn tối, thấy thời sự VTV1 nói về Phức Hệ Nano FGC trong CumarGold Kare do Viện Hàn lâm nghiên cứu, mà nghe đâu được Unesco trao giải, tôi mới mua về cho bố dùng.
Bố tôi hoàn toàn tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, mỗi ngày vẫn uống thêm 6 viên CumarGold Kare. Giờ ông đã qua giai đoạn khủng hoảng ban đầu, ông thản nhiên đối mặt với bệnh tật mà không còn lo sợ, mọi chi tiết bệnh tật, thuốc men ông không quan tâm nữa. Vợ con bảo làm gì, ăn gì, uống gì ông đều tuân theo hoàn toàn. Ngoài thời gian đi bộ, xem ti vi, chơi với cháu là ông ngủ. Ông ngủ rất nhiều. Chắc cũng nhờ CumarGold Kare nên các chỉ số máu của ông rất tốt, đủ điều kiện để truyền hóa chất, truyền một năm nhưng ông chưa phải truyền máu bao giờ, truyền đạm cũng như tiêm kích trước truyền lần nào (điều tôi quan sát thấy trong ung bướu là những bệnh nhân truyền được càng nhiều sống càng lâu là những bệnh nhân rất ít phải truyền máu đạm trước khi truyền hóa chất, điều này không biết giải thích thế nào).

Phải biết, phần lớn bệnh nhân khi biết mình bị bệnh thì không ăn, không ngủ được, cơ thể xuống dốc càng nhanh và không thể truyền được hóa chất. Chưa kể khi điều trị ung thư bệnh nhân sẽ chứng kiến rất rất nhiều cái chết của những người đồng bệnh khác, có người mất ngay tại viện, có người về mãi chả thấy lên điều trị tiếp, gọi điện con cháu nghe máy bảo đã ra đi. Bệnh ung thư có đặc thù là điều trị lâu dài và có tính định kỳ, cho nên hầu như bệnh nhân đều quen biết và có số điện thoại của nhau. Họ rất thương yêu nhau, đùm bọc và chia sẻ với nhau, là chỗ dựa về mặt tinh thần cho nhau. Nhưng mặt bất cập là khi một người ra đi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý những người ở lại, đúng là một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
Như đã nói, chữa ung thư rất tốn kém. Xạ trị mỗi đợt từ chục triệu đến vài chục triệu. (ai bảo hiểm thì miễn phí). Hóa chất mỗi lần truyền là mười mấy triệu (hóa chất được pha vào dung dịch để truyền vào tĩnh mạch, quá trình pha do 1 điều dưỡng phụ trách, có camera giám sát và màn hình đặt ngoài hành lang cho người nhà và bệnh nhân quan sát, tránh nghi ngờ bớt xén), chụp Pet CT kiểm tra phát hiện khối u toàn thân khoảng 60 triệu, bảo hiểm họ thanh toán cho 95%… Những chi phí khác không nằm trong bảo hiểm ví dụ như: xạ, mặt nạ, thuốc cản quang, phóng xạ trong xạ hình xương, các loại thuốc uống được kê sau truyền (đơn thuốc cũng vài triệu), các mũi kích bạch cầu (hơn triệu một mũi) chi phí nằm giường dịch vụ phòng 4 người (ưu tiên một số ca bệnh nhân nặng có khả năng chi trả). Chưa kể, bố tôi phải dùng thêm một số loại thuốc uống có tác dụng thải độc sau truyền hóa chất, bảo vệ gan và dạ dàng dày…ở mình gọi là thực phẩm chức năng, những thuốc này bác sỹ không được phép kê trong đơn theo quy định của bộ y tế, nhưng nếu không có những thứ thuốc này cơ thể bố tôi sẽ rất khó chịu được nhiều lần truyền hóa chất như vậy. Tuy nhiên nếu tính ra, bố tôi một tháng uống 4 hộp CumarGold Kare cũng chỉ hết chưa đến 1 triệu rưỡi, so với những sản phẩm khác bên ngoài thì không hề đắt mà hiệu quả cao.

Ở một đất nước mà phúc lợi xã hội còn thấp thì con cái là điểm tựa, là cái phao cho bố mẹ khi ốm đau tuổi già. Dù giàu có hay không thì tinh thần cũng là thứ vô cùng cần thiết không thể thiếu với những bệnh nhân ung thư.
Cha mẹ nuôi con kể sông kể bể
Con nuôi cha mẹ thì tính tháng tính ngày.

Xem thêm: Chân dung nữ tiến sĩ chế tạo thành công CumarGold Kare dành cho bệnh nhân ung bướu

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.