Điều trị ung thư tuyến tụy

Trong điều trị ung thư, mỗi bác sĩ sẽ có một nhiệm vụ khác nhau để cũng nhau kết hợp giúp bệnh nhân có được một lộ trình điều trị hiệu quả nhất.  Nhóm y bác sĩ điều trị bao gồm cả y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân ung thư, dược sĩ, bác sĩ dinh dưỡng, bac sĩ phẫu thuật, bác sĩ xạ trị…

Bệnh nhân hãy cứ an tâm rằng, các y bác sĩ luôn nỗ lực tìm ra giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho bệnh nhân của mình.

Có 5 phương pháp điều trị chính:

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Liệu pháp điều trị đích
  • Liệu pháp miễn dịch

Mỗi lựa chọn điều trị đều được mô tả cụ thể ở phía dưới. Lựa chọn điều trị và những gợi ý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn ung thư, tác dụng phụ có thể xảy ra, thể trạng bệnh nhân và lựa chọn của bệnh nhân. Trong kế hoạch điều trị đã bao gồm cả việc phòng chống những tac dụng phụ. Hãy dành chút thời gian để đọc và tìm hiểu hết những lựa chọn điều trị của bạn và hãy chắc chắn rằng bạn có những câu hỏi cụ thể cho những vấn đề bạn chưa rõ.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy bao gồm việc cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tụy phụ thuộc vào vị trí cũng như kích thước khối u. Việc phẫu thuật đồng thời lấy đi một phần mô khỏe mạnh xung quanh khối u. Rìa âm tính (negative margin) có nghĩa là khối u mà bác sĩ lấy ra khỏi cơ thế sau khi được kiểm tra và xác nhận không xuất hiện bất kì tế bào ung thư nào trên phần mô lành cắt cùng với khối u. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư tuyến tụy được tiến hành phẫu thuật bởi đa số bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi được phát hiện đã di căn đến những bộ phận khác của cơ thể.

Một số phương pháp phẫu thuật ung thư tụy phổ biến:

Phẫu thuật nội soi. Nhiều trường hợp bác sĩ lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân ung thư tụy. Đây là phương pháp hiện đại, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ chọc thủng 2 đến 3 lỗ nhỏ ở bụng và sử dụng camera siêu nhỏ luồn vào trong bụng để phẫu thuật. Phương pháp này không để lại vết cắt lớn như thông thường nên bệnh nhân chóng lành vết thương hơn.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u. Những biện pháp phẫu thuật khác nhau được sử dụng cho các trường hợp khác nhau liên quan đến vị trí cũng như kích thước khối u.

  • Phẫu thuật Whipple
  • Phẫu thuật cắt tụy xa
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tụy

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện vài ngày và nghỉ dưỡng ở nhà thêm một đến 2 tháng. Tác dụng phụ sau phẫu thuật bao gồm: Yếu cơ, mệt mỏi, đau … Một số tác dụng phụ khác liên quan đến việc cắt bỏ tuyến tụy bao gồm: Khó tiêu hóa thức ăn, tiểu đường do giảm tiết.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ năng lượng cao, thường là tia X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp bức xạ bên ngoài là loại xạ trị phổ biến nhất, là loại xạ trị sử dụng máy chiếu xạ từ bên ngoài vào cơ thể. Liệu pháp bức xạ bên ngoài là loại xạ trị được sử dụng nhiều nhất cho bệnh nhân ung thư tụy.

Thông thường, hóa trị được sử dụng cùng thời điểm xạ trị bởi nó có thể làm tăng hiệu quả xạ trị.

Việc kết hợp hóa trị và xạ trị có thế làm giảm đáng kể kích thước khối u do đó liệu pháp phẫu thuật sẽ càng hiệu quả sau khi khối u đã bị thu nhỏ lại. Tuy nhiên, nếu kết hợp hóa trị và xạ trị cùng lúc thì liều hóa trị thường thấp hơn so với chỉ sử dụng hóa trị đơn độc.

Tác dụng phụ xạ trị bao gồm mệt mỏi, da nhạy cảm, nôn, ách bụng… Đa số tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị một vài tuần.

Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, thông thường, hóa trị sẽ tác động khiến tế bào ung thư ngừng phát triển và phân chia. Hệ thống hóa chất sẽ được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường truyền tĩnh mạch để đi đến tế bào ung thư. Một phác đồ hóa trị thường bao gồm một số chu kì nhất định được tiến hành trên một khoảng thời gian nhất định. Những thuốc hóa trị phổ biến được sử dụng thường được kết hợp 2 đến 3 loại cùng một lúc hoặc đôi khi chỉ sử dụng duy nhất một hóa trị đơn độc. Đa số liệu pháp hóa trị đều gây nên tác dụng phụ.

  • Việc kết hợp các thuốc hóa trị thường làm tăng số lượng tác dụng phụ. Do đó, việc kết hợp sẽ hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân thể trạng tốt.

Những tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng sử dụng nhưng đa số bệnh nhân đều báo cáo những tình trạng như: Mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy. Buồn nôn và nôn thường có thể phòng tránh được, xem thêm chi tiết về cách phòng tránh buồn nôn, nôn do điều trị ung thư.

Hóa trị cũng đồng thời phá hủy nhiều tế bào thường bao gồm cả tế bào máu, tế bào da và tế bào thần kinh. Tổn thương tế bào máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, rụng tóc, loét miệng, tê bì chân tay. Do đó, bác sĩ sẽ thường xuyên kê cho bệnh nhân những thuốc liên quan đến những tác dụng phụ nêu trên. Liệu pháp hocmon cũng được sử dụng trong một số trường hợp hồng cầu hoặc bạch cầu quá thấp.

Liệu pháp điều trị đích

Liệu pháp điều trị đích nhắm đến mục tiêu gen ung thư, protein hoặc những mô có liên quan đến việc phát triển và sống sót của khối u. Phương pháp điều trị này ngăn chặn sự phát triển và lan tỏa của tế bào ung thư trong khi vẫn hạn chế được sự phá hủy lên những tế bào thường.

Nghiên cứu mới đây cho thấy không phải tất cả các loại ung thư đều có cùng chung một đích tác dụng. Do đó, để tìm ra liệu pháp điều trị tối ưu nhất, bác sĩ sẽ cố gắng kiểm tra để xác định gen, protein hoặc những yếu tố khác trong khối u có thể dễ dàng tác động nhẩt. Đối với một số loại ung thư tụy, những protein hoạt động bất thường được tìm thấy trong rất nhiều tế bào ung thư, điều này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định liệu pháp điều trị nào là phù hợp nhất. Thêm vào đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định rõ hơn những phân tử đích cụ thể và khám phá ra những liệu pháp điều trị đánh trực tiếp vào những phân tử đó.

Đối phó với tác dụng phụ

Bản thân ung thư và những liệu pháp điều trị ung thư gây ra nhiều tác dụng phụ. Song song với mục tiêu ngăn chặn hoặc kìm hãm sự phát triển khối u, hạn chế cũng như điều trị tác dụng phụ cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư, điều trị triệu chứng và tác dụng phụ còn được gọi là điều trị giảm nhẹ.

Điều trị giảm nhẹ là bất kì liệu pháp điều trị nào tập trung vào việc làm giảm triệu chứng, tăng cường chất lượng cuộc sống và hỗ trợ bệnh nhân cũng như người nhà của họ. Bất kì bệnh nhân, bất kể tuổi tác, bất kì loại và giai đoạn nào của ung thư cũng cần được điều trị giảm nhẹ. Việc điều trị giảm nhẹ nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Bệnh nhân thường được tiến hành điều trị ung thư kết hợp điều trị giảm nhẹ cùng lúc. Trên thực tế, bệnh nhân được áp dụng điều trị giảm nhẹ thường ít xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng, có chất lượng cuộc sống tốt hơn và tỉ lệ hài lòng với kết quả điều trị cao hơn.

Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhỏ trong đó có: Liệu pháp dùng thuốc, liệu pháp dinh dưỡng, liệu pháp thư giãn, hỗ trợ tinh thần và những liệu pháp khác.

Những liệu pháp điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tụy như:

– Hóa trị giảm nhẹ.

– Giảm nhẹ hoặc ngăn chặn tình trạng tắc mật hoặc tắc ruột

– Cải thiện khả năng tiêu hóa cũng như kích thích thèm ăn.

– Kiểm soát đường huyết

– Giảm nhẹ triệu chứng đau và những tác dụng phụ khác.

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.