Điều trị ung thư phổi

Trong điều trị ung thư, mỗi bác sĩ sẽ có một nhiệm vụ khác nhau để cũng nhau kết hợp giúp bệnh nhân có được một lộ trình điều trị hiệu quả nhất.  Nhóm y bác sĩ điều trị bao gồm cả y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân ung thư, dược sĩ, bác sĩ dinh dưỡng, bac sĩ phẫu thuật, bác sĩ xạ trị…

 

Bệnh nhân hãy cứ an tâm rằng, các y bác sĩ luôn nỗ lực tìm ra giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho bệnh nhân của mình.

Có 5 phương pháp điều trị chính:

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Liệu pháp điều trị đích
  • Liệu pháp miễn dịch

Mỗi lựa chọn điều trị đều được mô tả cụ thể ở phía dưới. Lựa chọn điều trị và những gợi ý phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giai đoạn ung thư, tác dụng phụ có thể xảy ra, thể trạng bệnh nhân và lựa chọn của bệnh nhân. Trong kế hoạch điều trị đã bao gồm cả việc phòng chống những tac dụng phụ. Hãy dành chút thời gian để đọc và tìm hiểu hết những lựa chọn điều trị của bạn và hãy chắc chắn rằng bạn có những câu hỏi cụ thể cho những vấn đề bạn chưa rõ.

ung-thu-phoi-singapore

Phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật khối u chịu trách nhiệm điều trị ung thư liên quan đến phẫu thuật. Đối với ung thư phổi, mục tiêu của phẫu thuật là cắt bỏ hoàn toàn khối u và những hạch lympho ở ngực. Việc phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ kèm theo việc cắt bỏ thêm một lớp mô lành xung quanh để đảm bảo khối u ung thư đã được lấy ra hoàn toàn. Rìa âm tính (negative margin) có nghĩa là khối u mà bác sĩ lấy ra khỏi cơ thế sau khi được kiểm tra và xác nhận không xuất hiện bất kì tế bào ung thư nào trên phần mô lành cắt cùng với khối u. Sau đây là một số phương pháp phẫu thuật phổ biến:

  • Phẫu thuật cắt bỏ thùy, 2 lá phổi người có tổng cộng 5 thùy, 3 thùy phải và 2 thùy trái. Việc cắt bỏ toàn bộ thùy phổi được gọi là “Phẫu thuật cắt bỏ thùy” là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất khi khối u phổi còn nhỏ.
  • Cắt mô hình tam giác, nếu việc phẫu thuật không cắt bỏ được toàn bộ một thùy phổi, bác sĩ có thể cắt bỏ khối u kèm với lớp mô lành.
  • Segmentectomy, đây là một cách để cắt bỏ khối u trong trường hợp không thể cắt bỏ toàn bộ một thùy phổi. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần phổi nơi khối u phát triển.
  • Phẫu thuật cắt bỏ phổi, nếu khối u phát triển đến sát trung tâm phần ngực, bác sĩ có thể quyết định tiến hành cắt toàn bộ một lá phổi.

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật phổi phụ thuộc nhiều vào diện tích phổi bị cắt bỏ và sức khỏe của bệnh nhân trước phẫu thuật. Hãy nói với bác sĩ điều trị về những tác dụng phụ có thể xảy ra do phẫu thuật để có kế hoạch phòng tránh.

sau-mo-ung-thu-thuc-quan

Liệu pháp bổ trợ

Đây là liệu pháp giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật. Liệu pháp này bao gồm cả xạ trị, hóa trị, điều trị đích hoặc liệu pháp miễn dịch. Đây là những liệu pháp nhằm giảm rủi ro sót lại những tế bào ung thư sau phẫu thuật trong cơ thể. Đây cũng là cách làm giảm nguy cơ ung thư tái phát. Cùng với việc phân giai đoạn ung thư, rất nhiều công cụ khác có khả năng giúp bác sĩ tiên lượng bệnh cũng như đưa ra được những quyết định liên quan đến liệu phương pháp bổ trợ có thực sự hiệu quả với bệnh nhân.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ năng lượng cao, thường là tia X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp bức xạ bên ngoài là loại xạ trị phổ biến nhất, là loại xạ trị sử dụng máy chiếu xạ từ bên ngoài vào cơ thể.

Như trong phẫu thuật, xạ trị không được sử dụng trong trường hợp di căn diện rộng. Xạ trị chỉ tiêu diệt những tế bào ung thư trên đường tia xạ đi qua và trên đường tia xạ tìm đến mục tiêu, nó cũng đã tiêu diệt không ít tế bào lành. Do đó, xạ trị thường không được sử dụng để điều trị trên một khu vực rộng trong cơ thể.

Đôi khi, quét CT được sử dụng kết hợp để giúp bác sĩ xác định nên chiếu xạ vào vị trí nào để giảm tổn thương đến những mô lành nhất. Đây được gọi là kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT). Tất nhiên đây không phải là lựa chọn cho tất cả mọi người nhưng thường được sử dụng cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm hoặc lúc khối u kích thước nhỏ.

Tác dụng phụ của liệu pháp xạ trị

Bệnh nhân ung thư phổi áp dụng liệu pháp xạ trị thường gặp phải tình trạng mệt mỏi và chán ăn. Nếu xạ trị vùng cổ hoặc giữa ngực, bệnh nhân có thể xuất hiện đau họng kèm thêm khó nuốt. Bệnh nhân có thể xuất hiện kích ứng da, tương tự như bị cháy nắng, nơi mà vùng da bị chiếu xạ. Đa số những tác dụng phụ này đều biến mất nhanh chóng sau khi kết thúc xạ trị.

Xạ trị làm kích ứng hoặc gây viêm phổi, bệnh nhân có thể xuất hiện ho, sốt hoặc khó thở kéo dài đến cả tháng thậm chí cả năm sau khi kết thúc điều trị. Khoảng 15% bệnh nhân xuất hiện những tác dụng phụ trên. Nếu những tác dụng phụ biểu hiện mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể không cần phải điều trị mà tự hồi phục sau khi kết thúc điều trị. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần được tiến hành điều trị kịp thời với thuốc steroid ví dụ như prednisone.

Liệu pháp xạ trị cũng có thể gây nên những vết sẹo ở mô phổi cạnh vị trí khối u nguyên phát. Đặc biệt, vết sẹo này không gây ra bất kì biểu hiện bên ngoài nào. Tuy nhiên, những vết sẹo lớn cũng có thể gây nên tình trạng ho hoặc khó thở. Do đó, bác sĩ xạ trị sẽ rất cân nhắc để sử dụng phương pháp quét CT nhằm xác định chính xác vị trí cũng như giảm thiểu tối đa vùng mô lành bị tổn thương.

Hóa trị

 

Hóa trị là việc sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, thông thường, hóa trị sẽ tác động khiến tế bào ung thư ngừng phát triển và phân chia. Phương pháp này được chứng minh là hiệu quả giúp cải thiện và làm tăng thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi ở tất cả các giai đoạn. Hóa trị sẽ được tiến hành bởi các bác sĩ nội khoa.

Hệ thống hóa chất sẽ đi vào cơ thể qua đường máu để đến tế bào ung thư. Thường thì hóa trị được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch, một số loại sẽ sử dụng theo đường uống hoặc tiêm.

Một phác đồ hóa trị thường bao gồm một số chu kì nhất định được tiến hành trên một khoảng thời gian nhất định. Những thuốc hóa trị phổ biến được sử dụng thường được kết hợp 2 đến 3 loại cùng một lúc hoặc đôi khi chỉ sử dụng duy nhất một hóa trị đơn độc. Đa số liệu pháp hóa trị đều gây nên tác dụng phụ.

Một số thuốc hóa trị phổ biến:

  • Carboplatin (Paraplatin) hoặc cisplatin (Platinol)
  • Docetaxel (Docefrez, Taxotere)
  • Gemcitabine (Gemzar)
  • Nab-paclitaxel (Abraxane)
  • Paclitaxel (Taxol)
  • Pemetrexed (Alimta)
  • Vinorelbine (Navelbine)

nhung-dau-hieu-to-benh-ung-thu-phoi

Những tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng sử dụng nhưng đa số bệnh nhân đều báo cáo những tình trạng như: Mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy. Buồn nôn và nôn thường có thể phòng tránh được, xem thêm chi tiết về cách phòng tránh buồn nôn, nôn do điều trị ung thư.

Hóa trị cũng đồng thời phá hủy nhiều tế bào thường bao gồm cả tế bào máu, tế bào da và tế bào thần kinh. Tổn thương tế bào máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, rụng tóc, loét miệng, tê bì chân tay. Do đó, bác sĩ sẽ thường xuyên kê cho bệnh nhân những thuốc liên quan đến những tác dụng phụ nêu trên. Liệu pháp hocmon cũng được sử dụng trong một số trường hợp hồng cầu hoặc bạch cầu quá thấp.

Liệu pháp điều trị đích

 

Liệu pháp điều trị đích nhắm đến mục tiêu gen ung thư, protein hoặc những mô có liên quan đến việc phát triển và sống sót của khối u. Phương pháp điều trị này ngăn chặn sự phát triển và lan tỏa của tế bào ung thư trong khi vẫn hạn chế được sự phá hủy lên những tế bào thường.

Nghiên cứu mới đây cho thấy không phải tất cả các loại ung thư đều có cùng chung một đích tác dụng. Do đó, để tìm ra liệu pháp điều trị tối ưu nhất, bác sĩ sẽ cố gắng kiểm tra để xác định gen, protein hoặc những yếu tố khác trong khối u có thể dễ dàng tác động nhẩt. Đối với một số loại ung thư phổi, những protein hoạt động bất thường được tìm thấy trong rất nhiều tế bào ung thư, điều này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định liệu pháp điều trị nào là phù hợp nhất. Thêm vào đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định rõ hơn những phân tử đích cụ thể và khám phá ra những liệu pháp điều trị đánh trực tiếp vào những phân tử đó.

 

3 liệu pháp điều trị đích phổ biến nhất:

– Liệu pháp chống quá trình tạo mạch

– Ức chế thụ thể tăng trưởng biểu bì (EGFR)

– Thuốc tác động đến những thay đổi di truyền khác.

ta-giay-1_bdmz

Liệu pháp miễn dịch:

Liệu pháp miễn dịch được thiết kế nhằm kích thích phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư. Phương pháp này sử dụng cả những yếu tố có sẵn trong cơ thể hoặc sử dụng những yếu tố tác động từ bên ngoài để củng cố, khôi phục hoặc tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Ví dụ, con đường PD-1 đóng vai trò quan trọng làm giảm khả năng chống lại ung thư của hệ miễn dịch. Do đó, việc chặn hoặc ức chế con đường chuyển hóa này bằng kháng thể PD-1 hoặc PD-L1 có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển của ung thư phổi không tế bào nhỏ.

  • Nivolumab (Opdivo) là loại thuốc đầu tiên trong nhóm này được công nhận trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.
  • Pembrolizumab (Keytruda) là một loại thuốc khác mới đây cũng đã được công nhận khả năng ngăn ngừa và làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ.

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.