Buồn nôn và nôn là những tác dụng phụ rất phổ biến gây ra bởi hóa xạ trị. Chúng mang lại cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư. ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thu và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
NGUYÊN NHÂN NÔN VÀ BUỒN NÔN Ở NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nôn và buồn nôn ở đa số bệnh nhân ung thư:
Hóa trị
Xạ trị, đặc biệt vùng não, cột sống, dạ dày, xương chậu. Những bệnh nhân xạ trị toàn thân có nguy cơ cao xuất hiện tác dụng phụ này.
Ung thư di căn lên não
Tắc nghẽn đường tiêu hóa
Rối loạn điện giải
Nhiễm trùng hoặc xuất huyểt dạ dày và ruột
Bệnh tim
Thuốc khác
Bạn sẽ có nguy cơ nôn và buồn nôn sau hóa trị nếu:
Bạn bị nôn ở những đợt điều trị trước đó
Bạn hay bị say tàu xe
Bạn thường quá lo lắng trước mỗi đợt điều trị ung thư
Nếu bạn là nữ và ít hơn 50 tuổi
Cảm giác buồn nôn và nôn khiến bệnh nhân cảm thấy rẩt khó chịu. Thường nôn và buồn nôn chỉ trở nên trầm trọng khi tình trạng thường xuyên và kéo dài. Tình trạng này dẫn đến mất nước và điện giải, sụt cân và trầm cảm. Một số bệnh nhân buộc phải dường điều trị do nôn quá nhiều.
KIỂM SOÁT BUỒN NÔN VÀ NÔN
Việc kiểm soát tác dụng phụ được gọi chung là biện pháp giảm nhẹ, là một phần rất quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư.
Ngoài việc được bac sĩ kê thuốc chống nôn và buồn nôn sử dụng sau điều trị, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm một số giải pháp thiên nhiên như gừng tươi… để giảm nguy cơ. Tất nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kì liệu pháp điều trị bổ sung hay thay thế.
Nếu tình trạng buồn nôn và nôn không có chiều hướng giảm mà trở nên trầm trọng, hãy báo ngay với bác sĩ. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây nôn sẽ phải được xác minh cụ thể. Nếu nôn làm mất cân bằng điện giải, bệnh nhân nên được truyền bu nước và điện giải tránh những nguy cơ rủi ro không đáng có.