Tình trạng thiếu máu sau hóa – xạ trị
Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể không đủ sản xuất thay thế lượng hồng cầu mất đi (Do chảy máu, do hóa xạ trị, chết theo chu kì…) Thiếu máu phổ biến ở những bệnh nhân ung thư đặc biệt sau hóa trị.
Hồng cầu là những tế bào máu chứa nhân Hemoglobin, đây là một protein phức Sắt có chức năng vận chuyển oxy đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não. Do vậy, nếu tình trạng thiếu máu kéo dài, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động. Phần lớn bệnh nhân thiếu máu đều cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. Tình trạng mệt mỏi liên quan đến thiếu máu thường làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như giảm khả năng chống chọi với tác dụng phụ của các phương pháp trị liệu ung thư.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG:
Bệnh nhân thiếu máu có thể xuất hiện một số triệu chứng:
Mệt mỏi
Yếu cơ
Đau tức ngực hoặc rối loạn nhịp tim
Khó thở và nhịp thở ngắn
Nhức đầu, chóng mặt
Da môi nhợt nhạt
Đau đầu
Mất tập trung
Mất ngủ
Dễ cảm lạnh
Các bệnh lý về máu
NGUYÊN NHÂN
Tế bào hồng cầu được sản xuất trong tủy xương. Erythropoietin là một hocmon do thận tiết ra có mục đích kích thích sản xuất hồng cầu khi cơ thể thiếu hụt. Do đó, bất kì tổn thương nào ở thận hoặc tủy xương đều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Hóa trị là một nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Hầu hết, tác dụng của hóa trị trên tủy xương chỉ là tạm thời và tình trạng thiếu máu sẽ được cải thiện sau vài tháng kết thúc hóa trị. Hóa trị với thuốc platium có thể gây độc cho thận, làm giảm khả năng sản xuất Những thuốc này bao gồm cả: Cisplatin (Platinol) và carboplatin (Paraplatin).
- Những loại ung thư như: Ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương tác động trực tiếp đến tủy xương hoặc những loại ung thư đã di că vào xương, tủy xương cũng gây nên tình trạng thiếu máu.
- Liệu pháp xạ trị trên một diện tích lớn hoặc trực tiếp xạ trị lên xương chân, ngực, bụng cũng có thể phá hủy tủy xương, làm giảm khả năng sinh hồng cầu.
- Tiêu chảy, nôn, chán ăn cũng dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu, bao gồm cả sắt, vitamin B12 và acid folic.
- Tình trạng chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu nếu cơ thể không đủ khả năng sản xuất máu thay thế. Đó có thể là do chảy máu phẫu thuật hoặc xuất huyết do khối u xâm lấn làm vỡ thành mạch.
- Tình trạng đáp ưng hệ thống miễn dịch với tế bào ung thư cũng gây nên tình trạng thiếu máu. Trường hợp này là thiếu máu mãn tính. Giá trị hematocrit là tỉ lệ phần trăm hồng cầu.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Thiếu máu được chẩn đoán bằng phương pháp thử máu, đếm số lượng hoặc phần trăm tế bào hồng cầu và đo lường số lượng hemoglobin trong máu. Hematocrit – dung tích hồng cầu: thường được ký hiệu là Hct, đây là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm. Chỉ số hemoglobin thường bằng 1/3 giá trị hematocrit. Đây là 2 chỉ số quan trọng để đo lường số lượng tế bào hồng cầu trong máu. Bệnh nhân ung thư, đặc biệt những bệnh nhân sau hóa trị thường được cho tiến hành kiểm tra máu thường xuyên.
Điều trị tình trạng thiếu máu dựa trên những triệu chứng của bạn hoặc dựa trên nguyên nhân:
- Nếu tình trạng thiếu máu biểu hiện thành triệu chứng, bệnh nhân ung thư có thể được tiến hành truyền máu.
- Nếu thiếu máu do hóa trị gây ra, bác sĩ có thể sẽ kê cho bệnh nhân một số thuốc có tác dụng kích thích sản sinh hồng cầu như epoetin alfa (Epogen, Eprex, Procrit) hoặc darbepoetin alfa (Aranesp). Những thuốc này là các dạng của hocmon erythropoietin, hoạt động bằng cách kích thích tủy xương sản sinh thêm tế bào hồng cầu. Đây là những dạng thuốc tiêm, có thể phải sử dụng đến 4 tuần mới có hiệu quả, tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc trên cũng đi kèm với nhiều rủi ro.
- Nếu tình trạng thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê thêm sắt, acid folic hoặc vitamin B12. Đôi khi, B12 được sử dụng đường tiêm nếu bác sĩ lo lắng về khả năng hấp thu thuốc tại dạ dày của bệnh nhân (Vitamin B12 chủ yếu được hấp thụ vào cơ thể qua dạ dày). Việc ăn những thực phẩm giàu sắt, acid folic như hoa quả, đậu tương, bông cải xanh, ngũ cốc có thể cải thiện tình trạng thiếu máu.