Tác giả: Sup-Team

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến tụy

Như chúng ta đã biết, mỗi tế bào sinh ra đều tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Quá trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ chế rất phức tạp nhằm đảm bảo không có bất cứ một tế bào nào chống lại quy luật tự nhiên trên. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó kiến hệ thống kiểm soát mắc lỗi dẫn đến một số tế bào phát triển và sinh sản quá nhanh, không kiểm soát và đặc biệt là không chết đi theo quy luật. Kết quả là khối u hình thành như một căn cứ địa kiên cố bao bọc bên trong là những tế bào ung thư hung hãn chực chờ cơ hội để xâm chiếm những bộ phận khác trên cơ thể. Đó là cách ung thư hình thành, phát triển và ung thư tuyến tụy cũng là một trong số đó!

Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ cơ thể bị mắc lỗi? Ai đã khuấy động sự cân bằng của tự nhiên? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành và phát triển của ung thư tuyến tụy?

Vị trí của tuyến tụy trong cơ thể

Tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy càng cao. Đa số bệnh nhân ung thư tuyến tụy phát hiện ở tuổi ngoài 45. Trên thực tế, 90% bệnh nhân trên 55 tuổi và 70% trên 65 tuổi. Tuy nhiên, người trưởng thành ở bất kì lứa tuổi nào đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

Giới tính. Số lượng bệnh nhân nam mắc ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới.

Hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với người không hút.

Béo phì và chế độ ăn. Việc ăn nhiều thức ăn giàu chất béo là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến tụy. Nghiên cứu cho thấy, béo phì ở cả nam và nữ đều làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tụy. Thường xuyên uống rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cũng như nguy cơ ung thư tái phát.

Tiểu đường. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, tiểu đường, đặc biệt những bệnh nhân tiểu đường lâu năm có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân tiểu đường đều phát triển thành ung thư tuyến tụy.

Tiểu sử gia đình. Ung thư tuyến tụy có thể di truyền trong gia đình. Nếu có ít nhất 2 thành viên trong gia đình (Ví dụ cha, mẹ, con cái và anh chị em…) mắc ung thư tuyến tụy thì nguy cơ di truyền cho đời sau là rất cao.

Viêm tụy mãn tính. Viêm tụy là tình trạng viêm nhiễm tuyến tụy. Một số nghiên cứu cho thấy việc bị viêm tụy mãn tính cũng là một nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tụy.

Hóa chất. Việc tiếp xúc với nhiều hóa chất ví dụ như bezen, chất nhuộm màu, những chất hóa dầu… làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

Vi khuẩn. Vi khuẩn HP (Gây viêm loét dạ dày) làm tăng cả nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư tuyến tụy. Tất nhiên HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn ung thư tuyến tụy.

Viêm gan B. Virus viêm gan B xâm chiếm vào gan, một nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm viêm gan B làm tăng gấp đôi ngu cơ ung thư tuyến tụy so với những người bình thường.

Xơ gan. Xơ gan xuất hiện khi tế bào gan bị phá hủy và bị thay thế bởi những lớp mô sẹo. Đa số những trường hợp xơ gan được phát hiện do nguyên nhân lạm dụng rượu bia, một số nguyên nhân khác như viêm gan, bệnh thừa sắt…

Hỗ trợ tăng cường thể trạng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy

CumarGold Kare được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Học viện quân Y chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị và hỗ trợ nâng cao hiệu quả các phương pháp điều trị ung bướu.

CumarGold Kare chứa phức hệ Nano FGC với 3 thành phần từ thảo dược. Đó là: Fucoidan, NotoGinseng và Curcumin. 3 thành phần này đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh hiệu quả ức chế sự phát triển khối u, ức chế di căn, ước chế quá trình tân tạo mạch, hoạt hóa quá trình chết tự nhiên của nhiều loại tế bào ung bướu.

Để được tư vấn về bệnh Ung thư, Comment số điện thoại hoặc liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1796 (Trong giờ hành chính) hoặc Hotline 0915001796 (Ngoài giờ hành chính).

Ung thư tuyến tụy & những yếu tố gây bệnh

Tuyến tụy dài khoảng 15cm, hình thuôn dài, là một cơ quan nằm giữa dạ dày, gan và ruột.

Ung thư tuyến tụy tấn công & phát triển rất lặng lẽ. Tới giai đoạn cuối căn bệnh này mới thể hiện triệu chứng ra bên ngoài.

Như chúng ta đã biết, mỗi tế bào sinh ra đều tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Quá trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ chế rất phức tạp nhằm đảm bảo không có bất cứ một tế bào nào chống lại quy luật tự nhiên trên. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó kiến hệ thống kiểm soát mắc lỗi dẫn đến một số tế bào phát triển và sinh sản quá nhanh, không kiểm soát và đặc biệt là không chết đi theo quy luật. Kết quả là khối u hình thành như một căn cứ địa kiên cố bao bọc bên trong là những tế bào ung thư hung hãn chực chờ cơ hội để xâm chiếm những bộ phận khác trên cơ thể. Đó là cách ung thư hình thành, phát triển và ung thư tuyến tụy cũng là một trong số đó!

Vị trí của tuyến tụy trong cơ thể

Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ cơ thể bị mắc lỗi? Ai đã khuấy động sự cân bằng của tự nhiên? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành và phát triển của ung thư tuyến tụy?

Hình ảnh tuyến tụy

Tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy càng cao. Đa số bệnh nhân được phát hiện ở tuổi ngoài 45. Trên thực tế, 90% bệnh nhân trên 55 tuổi và 70% trên 65 tuổi. Tuy nhiên, người trưởng thành ở bất kì lứa tuổi nào đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

Giới tính. Số lượng bệnh nhân nam mắc ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới.

Hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với người không hút.

Béo phì và chế độ ăn. Việc ăn nhiều thức ăn giàu chất béo là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến tụy. Nghiên cứu cho thấy, béo phì ở cả nam và nữ đều làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tụy. Thường xuyên uống rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cũng như nguy cơ ung thư tái phát.

Tiểu đường. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, tiểu đường, đặc biệt những bệnh nhân tiểu đường lâu năm có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân tiểu đường đều phát triển thành ung thư tuyến tụy.

Tiểu sử gia đình. Ung thư tuyến tụy có thể di truyền trong gia đình. Nếu có ít nhất 2 thành viên trong gia đình (Ví dụ cha, mẹ, con cái và anh chị em…) mắc căn bệnh này thì nguy cơ di truyền cho đời sau là rất cao.

Viêm tụy mãn tính. Viêm tụy là tình trạng viêm nhiễm tuyến tụy. Một số nghiên cứu cho thấy việc bị viêm tụy mãn tính cũng là một nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tụy.

Hóa chất. Việc tiếp xúc với nhiều hóa chất ví dụ như bezen, chất nhuộm màu, những chất hóa dầu… làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

Vi khuẩn. Vi khuẩn HP (Gây viêm loét dạ dày) làm tăng cả nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư tuyến tụy. Tất nhiên HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn ung thư tuyến tụy.

Viêm gan B. Virus viêm gan B xâm chiếm vào gan, một nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm viêm gan B làm tăng gấp đôi ngu cơ ung thư tuyến tụy so với những người bình thường.

Xơ gan. Xơ gan xuất hiện khi tế bào gan bị phá hủy và bị thay thế bởi những lớp mô sẹo. Đa số những trường hợp xơ gan được phát hiện do nguyên nhân lạm dụng rượu bia, một số nguyên nhân khác như viêm gan, bệnh thừa sắt…

Xem thêm:      Chẩn đoán ung thư tuyến tụy

Đối phó với tác dụng phụ do điều trị ung thư tuyến tụy

Kiến thức bệnh học về ung thư tuyến tụy

Chẩn đoán ung thư vú

Các bác sĩ sẽ dùng nhiều xét nghiệm để chẩn đoán ung thư và xác định xem liệu ung thư đã xâm lấn hay di căn đến những vị trí khác trong cơ thể ngoài khu vực vú và những hạch bạch huyết dưới cánh tay. Một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ quyết định liệu pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân.  Sinh thiết là một trong những xét nghiệm chính xác nhất cho đa số bệnh ung thư.

Sinh thiết là việc lấy một phần mô nhỏ trên cơ thể nghi ngờ ung thư. Nếu không thể sinh thiết, bác sĩ sẽ gợi ý một số xét nghiệm khác để xác định liệu bạn có bị ung thư hay không ví dụ như phương pháp kiểm tra hình ảnh nhằm xác định liệu ung thư đã di căn hay chưa.

Danh sách dưới đây mô tả những lựa chọn chẩn đoán ung thư. Tất nhiên không phải ai cũng làm hết các xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ phải cân nhắc nhiều về những yếu tố như:

  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
  • Loại ung thư đang được nghi ngờ.
  • Dấu hiệu cũng như triệu chứng.
  • Những kết quả xét nghiệm trước đó.

Những xét nghiệm này là rất cần thiết để đánh giá nguy cơ ung thư vú và thường bắt đầu sau khi người phụ nữ hoặc bác sĩ phát hiện thấy một khối u bất thường khi tầm soát ung thư hoặc một cục hoặc nốt trong vú trong quá trình kiểm tra lâm sàng hoặc tự kiểm tra. Vài dấu hiệu ít phổ biến hơn như vài nốt đỏ hoặc sưng ở vú hoặc vài cục, nốt dưới cánh tay cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú sớm ở nữ.

Những xét nghiệm sau có thể được sử dụng để chấn đoán hoặc theo dõi ung thư vú.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư vú

1. Về ung thư vú

Vú được cấu tạo nên bởi nhiều loại tế bào, tổ chức khác nhau nhưng chủ yếu là tế bào tổ chức tuyến vú.

Các tế bào chế tiết sữa hoặc tế bào lót ống dẫn sữa bị biến đổi thành tế bào ung thư do đột biến gen không sửa chữa bởi các yếu tố nguy cơ ngoại sinh và/hoặc các yếu tố nội sinh. Những tế bào ung thư này tạo nên 2 thể thường gặp nhất là ung thư thể tiểu thùy và thể ống xâm nhập. Các tế bào ung thư này cũng như các tế bào ung thư các cơ quan khác có các đặc điểm là:

  • Phát triển bằng phương pháp nhân đôi như tế bào lành nhưng không được kiểm soát, phát triển vô hạn độ, tế bào được sinh ra không thực hiện chức năng của tế bào lành mà lại tết ra các chất có tác dụng kích thích tăng sinh mạch máu, các chất hoại tử u…
  • Tế bào già nhưng không chết theo chương trình định sẵn.
  • Có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan tổ chức lân cận.
  • Có khả năng tách khỏi khối u nguyên phát chui vào hệ thống tuần hoàn chung hoặc hệ bạch mạch đi đến định cư và phát triển ở một hoặc nhiều cơ quan khác trong cơ thể hoặc sang vú đối bên (di căn).

Buon-vi-ung-thu-vu

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ (ảnh minh họa)

2. Nguyên nhân gây ung thư vú

Có 2 yếu tố nguy cơ không còn bàn luận nào khác đó là giới và tuổi.

Không đến 1% ung thư vú gặp ở nam giới. Tuổi càng cao khả năng mắc ung thư vú càng cao.

Cũng như phần lớn các loại ung thư khác, người ta chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ung thư vú. Nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, người ta chỉ tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa một số yếu tố từ môi trường xung quanh cũng như nội tại cơ thể với ung thư vú. Căn cứ vào đó, người ta chia ra thành: yếu tố nguy cơ ngoại sinh và yếu tố nguy cơ nội sinh.

Các yếu tố nguy cơ ngoại sinh:

Yếu tố nguy cơ ngoại sinh có thể nhắc tới các lối sống hiện đại như:

  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Chế độ ăn uống nhiều năng lượng, ít rau xanh, hoa quả tươi và các chất xơ
  • Các thuốc tránh thai, nạo phá thai
  • Vấn đề sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ
  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm công nghiệp

Các yếu tố nguy cơ nội sinh:

  • Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước 13 tuổi với phụ nữ Việt Nam, trước 12 tuổi với phụ nữ Mỹ) và tắt kinh muộn (sau 50 tuổi với phụ nữ Việt Nam và sau 55 tuổi với phụ nữ Mỹ) có khả năng mắc ung thư vú cao hơn.
  • Phụ nữ có con đầu lòng sau 30 tuổi và không sinh con lần nào hoặc không cho con bú có tỉ lệ ung thư vú cao hơn.
  • Vấn đề gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau

3. Triệu chứng của bệnh ung thư vú

Phụ nữ ung thư vú có thể xuất hiện những triệu chứng liên quan, tuy nhiên rất nhiều phụ nữ không có bất kì biểu hiện đặc trưng nào liên quan đến ung thư vú và cũng nhiều trường hợp hợp có những dấu hiệu bất thường nhưng nguyên nhân lại do dùng thuốc chứ không phải ung thư.

Nếu bạn có những dấu hiệu, triệu chứng sau thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra:

  • Một khối u nhỏ cảm giác giống một nút cứng hoặc một khối dày lên trong vú. Tất nhiên, việc này cần được kiểm tra ở cả 2 vú để có sự so sánh khách quan.
  • Thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú.
  • Dịch núm vú màu đỏ xuất hiện bất thường, có thể chỉ xuất hiện ở 1 vú.
  • Xuất hiện những thay đổi về mặt thể chất, ví dụ, núm vú lõm vào hoặc đau ở khu vực xung quanh núm vú.
  • Da kích ứng hoặc xuất hiện những thay đổi như: Nhăn nheo, xuất hiện vết lõm, tạo vày…
  • Vú sưng, nóng, đỏ có hoặc không có dịch mủ màu cam.
  • Đau vú dai dẳng không khỏi.

dau-hieu-ung-thu-vu-cumargoldkare

Một số dấu hiệu ung thư vú dễ nhận thấy

Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào nêu trên, hãy gặp ngay bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ có thể sẽ hỏi về thời gian cũng như tần suất xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy cố gắng miêu tả thật cụ thể để bác sĩ dễ dàng có những chẩn đoán sơ bộ cũng như những lời khuyên hữu ích nhất.

4. Hỗ trợ tăng cường thể trạng cho bệnh nhân ung thư vú

CumarGold Kare được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Học viện quân Y chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị và hỗ trợ nâng cao hiệu quả các phương pháp điều trị ung bướu.

CumarGold Kare chứa phức hệ Nano FGC với 3 thành phần từ thảo dược. Đó là: Fucoidan, NotoGinseng và Curcumin. 3 thành phần này đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh hiệu quả ức chế sự phát triển khối u, ức chế di căn, ước chế quá trình tân tạo mạch, hoạt hóa quá trình chết tự nhiên của nhiều loại tế bào ung bướu.

Để được tư vấn về bệnh Ung thư, Comment số điện thoại hoặc liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1796 (Trong giờ hành chính) hoặc Hotline 0915001796 (Ngoài giờ hành chính).

Tầm soát ung thư vú

Những nhà khoa học đã nghiên cứu và tiếp tục phát triển những phương pháp kiểm tra, tầm soát ung thư trước khi chúng kịp bùng phát. Mục tiêu chung của việc tầm soát ung thư là:

  • Làm giảm phát triển số lượng bệnh nhân ung thư.
  • Giảm số lượng bệnh nhân tử vong do ung thư.
  • Xác định những người có nguy cơ cao mắc ung thư cần được tầm soát thường xuyên.

Tìm hiểu thêm về kiến thức chung tầm soát ung thư.

Những thông tin về tầm soát ung thư vú:

Chụp X quang: Chụp x quang là công cụ tốt nhất để bác sĩ có thể tầm soát ung thư trên một bệnh nhân khỏe mạnh. Giống như tất cả các loại kiểm tra sức khỏe khác, chụp X quang cũng mang đến một số rủi ro nhất định ví dụ như tình trạng dương tính giả dẫn đến sự lo lắng quá mức. Khoảng 10% đến 15% trường hợp chụp X quang không phát hiện được ung thư, tình trạng này gọi là âm tính giả. Chụp X quang kĩ thuật số có thể mang lại hiệu quả chẩn đoán cao hơn, đặc biệt ở những phụ nữ có mật độ vú cao. Mới đây, X quang 3D được phát triển đã góp phần giảm đáng kể tỉ lệ chẩn đoán âm tính giả và phát hiện chính xác cả những khối u kích thước nhỏ.

            Những phương pháp tầm soát ung thư vú khác:

Một số cách khác để tầm soát ung thư vú bao gồm siêu âm hay chụp cộng hưởng

từ không được sử dụng phổ biến để tầm soát ung thư vú. Những phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho những phụ nữ có nguy cơ cao ung thư vú, những người có mật độ vú rất cao hoặc khi một khối u được tìm thấy trong quá trình kiểm tra vú.

Theo Cộng đồng ung thư vú Mĩ, bệnh nhân có đột biến gen BRCA, từng xạ trị vùng ngực hoặc có tiền sử nhiều thành viên trong gia đình ung thư vú nên cân nhắc việc sử dụng kết hợp X quang và chụp cộng hưởng từ MRI

Những phụ nữ có rủi ro ung thư vú ở mức độ trung bình, ví dụ, những phụ nữ có những thay đổi tiền ung thư khi sinh thiết nên cân nhắc kiểm tra MRI.

MRI có thể hiệu quả hơn X quang và siêu âm đối với những khối u nhỏ ở vú đặc biệt ở những phụ nữ có mật độ vú cực cao. Tuy nhiên, MRI cũng gây ra nhiều kết quả dương tính giả, điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải tiến hành thêm những thử nghiệm tốn kém khác như sinh thiết, phẫu thuật … Thêm vào đó, MRI không cho kết quả những điểm vôi hóa nhỏ trong khi X quang có thể xác định dễ dàng. Các điểm vôi hóa cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú (DCIS).

Siêu âm hay MRI cũng có thể sử dụng ở những phụ nữ có tình trạng vú đáng ngờ sau khi kiểm tra cơ học hoặc X quang.

Những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

Như chúng ta đã biết, mỗi tế bào sinh ra đều tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Quá trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ chế rất phức tạp nhằm đảm bảo không có bất cứ một tế bào nào chống lại quy luật tự nhiên trên. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó kiến hệ thống kiểm soát mắc lỗi dẫn đến một số tế bào phát triển và sinh sản quá nhanh, không kiểm soát và đặc biệt là không chết đi theo quy luật. Kết quả là khối u hình thành như một căn cứ địa kiên cố bao bọc bên trong là những tế bào ung thư hung hãn chực chờ cơ hội để xâm chiếm những bộ phận khác trên cơ thể. Đó là cách ung thư hình thành, phát triển và ung thư vú cũng là một trong số đó!

 

Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ cơ thể bị mắc lỗi? Ai đã khuấy động sự cân bằng của tự nhiên? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành và phát triển của ung thư vú.

ung-thu-vu-2

1 – Tuổi tác:

Đa số trường hợp ung thư vú phát triển ở ngoài độ tuổi 50. Do đó, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú.

2 – Tiền sử cá nhân bị mắc ung thư vú:

Tiền sử cá nhân bị mắc ung thư vú nghĩa là đã từng xuất hiện khối u ác tính ở một bên vú. Những trường hợp như vậy làm tăng nguy cơ tái phát u ác tính ở vú còn lại lên 1 đến 2% mỗi năm ( Nghĩa là nguy cơ sẽ tăng dần theo năm tháng).

Tuy nhiên nguy cơ này vẫn có thể được kiểm soát nhờ liệu pháp miễn dịch.

3 – Tiền sử gia đình mắc ung thư vú.

Ung thư vú có thể di truyền trong gia đình nếu:

  • Người thân gần nhất của bạn như: Bố, mẹ, chị em gái, hoặc con gái có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Nếu có 2 người thân bị chẩn đoán ung thư vú, nguy có có thể tăng lên 5 lần so với người bình thường.
  • Có nhiều người thân bị mắc ung thư vú, bao gồm cả ông bà, chú, dì, cô, bác, cháu gái, anh em họ…
  • Một thành viên trong gia đình xuất hiện ung thư ở cả 2 vú.

4 – Gen di truyền

Có một số gen di truyền có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú cũng như những loại ung thư khác. Được biết đến nhiều nhất là những đột biến gen 1 và 2 và thường đươc gọi là BRCA1BRCA2. Đột biến những gen trên có liên quan mật thiết đến ung thư vú và ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác. Ung thư vú ở nam cũng như ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ tăng lên nếu người đàn ông đó có những đột biến gen 1 và 2.

Những gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm cả hội chứng Lynch, hội chứng Cowden (CS), hội chứng Li-Fraumeni (LFS), lồng ruột non (PJS) và mất điều hòa telangiectasia (A-T).

Cũng có những gen khác làm tăng nguy cơ ung thư vú, tuy nhiên, cần có thêm bằng chứng đề chứng minh vai trò của chúng trong việc làm tăng nguy cơ ung thư. Ví dụ như, một người mang gen đột biến nhưng không phát triển ung thư vú, hiện tại đang có nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định tất cả những gen có liên quan đến nguy cơ ung thư vú.

Lịch sử ung thư buồng trứng:

Lịch sử ung thư buồng trứng có thể tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ nếu ung thư buồng trứng là do đột biến di truyền. Đột biến gen ung thư vú như BRCA1 hoặc BRCA2 làm tăng cao cả nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Những người phụ nữ không có đột biến BRCA1 hoặc  BRCA2 thường không tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

 

Phơi nhiễm estrogen và progesterone.

Estrogen và progesterone là những hocmon nữ quyết định đặc điểm giới tính nữ thứ cấp như sự phát triển vú, mang thai… Sự sản xuất hocmon giới tính nữ giảm dần theo độ tuổi đi kèm với tình trạng mãn kinh. Tình trạng phơi nhiễm lâu dài với những hocmon trên làm tăng nguy cơ ung thư vú.

           

– Người phụ nữ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt từ lúc 11 đến 12 tuổi hoặc bước vào

tuổi mãn kinh ở tuổi 55 có nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường do do những tế bào vú phải tiếp xúc với estrogen và progesterone lâu hơn.

– Phụ nữ có thai lần đầu ở tuổi sau 35 hoặc những người phụ nữ mang thai không đủ tháng thường có nguy cơ ung thư vú cao. Mang thai có thể giúp giúp giảm nguy cơ ung thư vú do nó đẩy những tế bào vú nhanh đến giai đoan cuối cùng của sự trưởng thành.

Yếu tố kinh tế xã hội: 

Những người phụ nữ giàu có thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Mặc dù lý do cho ho sự khác biệt đó vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố có thể liên quan như chế độ ăn quá nhiều chất, yếu tố môi trường và một số yếu tố nguy cơ khác như mật độ vú. Ngược lại, những người phụ nữ nghèo thường có tình trạng ung thư vú nặng hơn và có tỉ lệ tử vong cao hơn so với nhóm giàu có.

Xạ trị: Việc tiếp xúc nhiều với bức xạ ion hóa lúc còn trẻ, ví dụ xạ trị vùng ngực cho những bệnh nhân u lympho Hodgkin làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, một lượng tia xạ rất nhỏ ở những phụ nữ chụp X quang tuyến vú định kì hàng năm không làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Mật độ vú: Mô vú dày đặc có thể khiến việc phát hiện khối u trở nên khó khăn. Mật độ vú có thể là kết quả của nồng độ estrogen cao và mật độ này thường giảm theo độ tuổi. Một số bệnh viên sẽ yêu cầu kết quả chụp X quang bao gồm cả mật độ vú. Những nhà nghiên cứu cho rằng mật độ vú giảm sẽ giảm nguy cơ ung thư vú.

HIỂU VỀ NGUY CƠ UNG THƯ VÚ

Một số công cụ đánh giá nguy cơ ung thư vú đã được phát triển để giúp một người phụ nữ đánh giá rủi ro ung thư vú của mình. Nghiên cứu tốt nhất hiện nay là Gail model, hiện nghiên cứu này được thực hiện ở hiệp hội ung thư quốc gia hoa kì www.cancer.gov/bcrisktool. Sau khi bạn hoàn thành một số thông tin cá nhân cũng như gia đình, bao gồm cả chủng tộc, địa lý, công cụ này sẽ dự báo nguy cơ mắc ung thư vú của bạn trong 5 năm tới. Bỏi vì công cụ này chỉ hỏi về những thông tin ung thư vú ở những thành viên gia đình thân cận nhất và không bao gồm tuổi lúc chẩn đoán của họ, dó đó, công cụ sẽ hiệu quả và chính xác hơn ở những người phụ nữ không mang đột biến di truyền ung thư vú.

ta-giay-1_bdmz

 

NGĂN CHẶN UNG THƯ VÚ

Những nguyên nhân khác nhau dẫn đến những bệnh ung thư khác nhau. Những nhà nghiên cứu vẫn tập trung nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Mặc dù chưa thể tìm ra cách để ngăn chặn hoàn toàn căn bệnh này, bạn vẫn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc. Sau đây là một số giải pháp giúp chúng ta có thể phòng tránh ung thư vú:

–         Cắt bỏ vú: Đối với những người phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc  BRCA2, việc cắt bỏ vú để loại bỏ nguy cơ là một giải pháp cần cân nhắc. Giải pháp này có thể giảm thiểu rủi ro ung thư vú lên đến 95%. Những người phụ nữ mang những đột biến trên cũng nên cân nhắc việc cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng. Quá trình này có thể giảm rủi ro cả ung thư vú lẫn ung thư buồng trứng bằng cách chặn buồng trứng sản xuất estrogen

–         Hóa dự phòng: Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư vú có thể cân nhắc giải pháp hóa dự phòng. Hóa dự phòng là việc sử dụng thuốc để hạn chế rủi ro ung thư. Hai thuốc tamoxifen (Nolvadex, Soltamox) và raloxifene (Evista) được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư vú. Những thuốc này được gọi là những điều biến receptor estrogen chọn lọc (SERMs) và chúng không phải là hóa trị. Một chất điều biến estrogen chọn lọc là thuốc chặn receptor estrogen ở mô. Phụ nữ sau mãn kinh và tiền mãn kinh có thể sử dụng tamoxifen, trong khi raloxifene  chỉ được sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh. Mỗi thuốc đều có tác dụng phụ khác nhau. Các chất ức chế aromatase (AIs) cũng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú. Ais là một loại điều trị chặn hocmon có tác dụng làm giảm estrogen trong cơ thể nữ giới. Một loại Ais hay được sử dụng là Aromasin, có tác dụng khá hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, Ais chỉ được dùng cho những phụ nữ sau mãn kinh.

–         Thay đổi lối sống: Tập thể dục thể thao hàng ngày, giữ cân nặng ổn định, hạn chế rượu bia và hạn chế sử dụng những liệu pháp hocmon sau mãn kinh sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ.

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.