Bệnh nhân ung thư đại trực tràng thường rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng do ảnh hưởng của bệnh. Điều trị người bệnh ung thư đại trực tràng cũng như những bệnh nhân ung thư khác, đều phải chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột bướu, hạch di căn và các khối di căn gan.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể vẫn phải kết hợp hóa trị, xạ trị để hỗ trợ tùy theo bệnh tình. Trong và sau khi điều trị, bệnh nhân ung thư đại trực tràng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí để cải thiện chất lượng sống cũng như tránh tình trạng suy kiệt sớm.
Phẫu thuật để cắt bỏ đi khối u bướu, hạch di căn là phương pháp hiệu quả nhưng lại để lại những biến chứng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Phần lớn người bệnh ung thư đều mặc phải tình trạng suy kiệt về sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong.
Để quá trình điều trị được thuận lợi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.
Trong thời gian này, chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư đại trực tràng cần lưu ý những điểm sau:
Khi bệnh nhân phải dùng hậu môn nhân tạo, lượng nước mất đi khá nhiều cho nên cần đảm bảo bù đủ lượng nước cho bệnh nhân. Phân càng lỏng thì lượng nước mất đi càng nhiều. Lưu ý cho bệnh nhân uống đủ nước mỗi ngày.
Việc xì hơi từ hậu môn nhân tạo cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nên tránh cho bênh nhân ăn những loại thực phẩm sinh hơi như bắp cải, dưa leo, đồ ăn cay…
Ngoài ra cũng cần tránh nhai kẹo cao su hoặc ăn uống những thực phẩm có chất tạo ngọt.
Trong quá trình hóa trị và xạ trị người bệnh cũng có thể gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và viêm niêm mạc. Việc bổ sung Irinotecan trong quá trình điều trị khiến cho độc tính tăng dẫn đến tiêu chảy. Còn với những người bệnh dùng Oxaciplatin thì nên tránh nước lạnh và tránh tiếp xúc với môi trường lạnh.
Sau xạ trị có thể có một số biến chứng như viêm đại tràng mãn tính, thủng ruột, tắc ruột hay dò ruột. Những lưu ý về dinh dưỡng cho trường hợp này sẽ được hướng dẫn tùy theo mức độ và từng trường hợp.
Để hạn chế tối đa những biến chứng cũng như tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lí đầy đủ, đảm bảo chất lượng sống tốt ngay cả khi bệnh chưa khỏi.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại trực tràng cần những nguyên tắc sau:
Khi chăm sóc người bệnh ung thư đại trực tràng, cần phải lưu ý chế độ dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu của người bênh.
Mỗi ngày, nhu cầu về năng lượng là 25 – 30kcal/kg, nhu cầu đạm cần 1,5 – 2g/kg, nhu cầu về nước cần 1ml/kcal và bổ sung cả lượng nước mất bất thường. Một người bệnh nặng 50kg một ngày sẽ cần 1.500 kcal, 75 – 100g đạm và 1,5 lít nước mỗi ngày, chưa kể lượng nước mất đi qua hậu môn nhân tạo.
Đa số bệnh nhân sẽ mệt mỏi và chán ăn trong quá trình điều trị, người nhà cần chăm sóc tận tụy, cần có quyết tâm và ý thức về việc ăn uống, tránh tình trạng suy kiệt cơ thể trước khi điều trị kết thúc.
Cần ăn uống đúng giờ, đúng bữa, nên chia ra làm 6 – 12 bữa một ngày để người bệnh dễ ăn. Người chăm sóc nên chọn những loại thực phẩm giàu đạm và năng lượng.
Khi quá mệt mỏi thì có thể dùng thức uống thay cho thức ăn. Người bệnh rất cần sự động viên, chăm sóc từ người nhà cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Bệnh ung thư đại trực tràng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa làm thay đổi thói quen ăn uống của người bệnh. Có thể những thói quen ăn uống trước đây sẽ khiến cho người bệnh bị tiêu chảy, đầy bụng hoặc nôn khi ăn những thực phẩm như sữa hoặc một số loại thức ăn khác.
Cần ghi lại và lưu ý tránh những thực phẩm gây tình trạng xấu cho người bệnh. Nếu có quá nhiều loại thực phẩm gây ra tình trạng khó chịu cho bệnh nhân, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những lời khuyên về dinh dưỡng cụ thể hơn.
Trong quá trình hóa trị, tế bào máu bị suy giảm một lượng lớn dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu, khả năng đề kháng với môi trường bên ngoài cũng suy giảm.
Người bệnh nên dùng những loại thực phẩm chức năng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Những loại thực phẩm chức năng này có chứa những chất có tác dụng làm tăng tốc sự lưu thông cũng như giúp tổng hợp bạch cầu. Những chất này gồm có: Omega 3, kẽm, Vitamin C, Glutamin…
Bên cạnh đó cũng nên tránh ăn những loại thức ăn mang nguy cơ nhiễm khuẩn cao như rau sống, các loại thực phẩm lên men, phơi khô…
Việc luyện tập thể dục hay vận động thể lực là điều luôn luôn cần. Tập thể dục hàng ngày giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn, tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, điều hòa hệ miễn dịch, hệ hô hấp và tim mạch.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có thể tập thể dục 5 – 10 phút mỗi lần và chia làm nhiều lần trong ngày. Vận động thể lực cũng có tác dụng ngăn ngừa béo phì và điều hòa chỉ số BMI, ngăn chặn tái phát.
Là phương pháp dinh dưỡng mà người bệnh ưa thích những cần phải thận trọng với cách nuôi ăn tĩnh mạch này. Bởi vì truyền nước biển sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng du khuẩn huyết, tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như phá hoại niêm mạc ruột. Ngoài ra cũng cần phải tính toán đến nhu cầu đạm cần thiết mỗi ngày để việc truyền nước biển có hiệu quả.
Trên đây là một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại trực tràng. Người bệnh rất cần sự quan tâm, chăm sóc của người nhà để đảm bảo được chế độ ăn uống và luyện tập. Bên cạnh đó, người nhà cũng cần trao đổi thêm với bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ phù hợp nhất đối với người bệnh.
CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.