4 vấn đề phải lưu ý khi quyết định sử dụng thảo dược thô

Điều trị ung thư là một cuộc đấu tranh tổng thể trên nhiều mặt trận, người bệnh vừa phải chống lại sự phát triển của khối u, vừa phải chống đơ với những tác dụng phụ nặng nề do hóa -xạ trị gây ra. Khi liệu pháp Tây y đang bộc lộ nhiều hạn chế cũng là lúc y học cổ truyền khẳng định vị trí của mình.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thảo dược theo cách truyền thống sẽ gặp phải nhiều yếu điểm, làm giảm hiệu quả điều trị.

Dưới đây là 4 vấn đề cần lưu ý khi quyết định sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị.

dieu-tri-ung-thu-bang-thao-duoc

Thảo dược được đã được y học phương Đông sử dụng lâu đời trong hỗ trợ và điều trị bệnh

1 – Hàm lượng hoạt chất thấp

Trong thảo dược, chỉ một lượng rất nhỏ là hoạt chất quý, có tác dụng thực sự, còn lại chủ yếu là chất xơ, acid, glucose, chất béo, amin… thậm chí một số thảo dược chứa rất nhiều tạp chất có thể gây độc hoặc gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

– Thành phần saponin notoginseng chỉ chiếm chưa đến 1,8% trong tam thất.

– Curcumin chiếm chưa đến 0,3% trong nghệ vàng.

Fucoidan chiếm chưa đến 1,5% trong tảo nâu.

Bệnh nhân ung thư thường sử dụng rất nhiều thuốc, nếu dùng dạng thô sẽ dẫn đến bệnh nhân khó sử dụng hoặc dùng với liều lượng thấp, khó đạt hiệu quả mong muốn.

2 – Độ tan của hoạt chất thấp

Đa số các hoạt chất quý từ dược liệu đều khó tan trong nước, làm giảm khả năng hấp thu thuốc vào cơ thể. Do vậy, bệnh nhân thường phải sử dụng một lượng lớn thảo dược thô mới đạt đủ nồng độ dược chất trong máu.

Độ tan của curcumin trong nước rất thấp (Chỉ 0,001%). Do vậy, để đạt liều tối thiểu có tác dụng (12g curcumin/ngày), bệnh nhân cần phải ăn đến 4kg nghệ vàng mỗi ngày mới có hiệu quả!

3 – Khó kiểm soát hàm lượng

Hàm lượng dược chất trong thảo dược phụ thuộc vào vùng trồng và thời điểm thu hoạch trong năm, rất khó để định lượng chính xác. Do vậy, nếu không kiểm soát tốt hàm lượng, bệnh nhân dễ bị quá liều hoặc dưới mức liều đáp ứng, ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.

Hàm lượng saponin notogingseng trong củ tam thất phụ thuộc nhiều vào thời điểm thu hoạch. Loại tam thất tốt nhất được thu hoạch sau 7 năm gieo trồng có hàm lượng saponin lên đến 18,53% trong khi đó, hàm lượng này chỉ còn 14,69% nếu thu hoạch ở năm thứ 6 và chỉ 9,35% nếu thu hoạch ở năm thứ 3.

4 – Khó kiểm soát nguồn gốc xuất xứ

Hiện tại trên thị trường, thảo dược được bày bán tràn lan trên mạng nhưng hầu hết đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hậu quả dẫn đến nhiều trường hợp bệnh nhân không những không cải thiện được tình trạng sức khỏe mà còn phải chịu thêm nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Mỗi năm, nước ta sử dụng 50.000 – 70.000 tấn dược liệu, trong đó có gần 90% nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Do vậy, chất lượng dược liệu có nhiều bất cập, người dân đặc biệt cần lưu ý lựa chọn những cơ sở uy tín khi mua thảo dược để tránh những rủi ro không mong muốn.

Trên đây là 4 vấn đề lớn khi sử dụng thảo dược thô trong hỗ trợ điều trị bệnh. Hiểu và nắm rõ những thế mạnh cũng như hạn chế sẽ giúp bệnh nhân cũng như những thầy thuốc có những lựa chọn hợp lý hơn.

Tham khảo thêm: TS. Hà Phương Thư Chia Sẻ Con Đường Nano Hóa Dược Liệu Hỗ Trợ Nâng Cao Thể Trạng Cho Bệnh Nhân Ung Bướu

 

CHÚNG TÔI HY VỌNG ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội
cấp ngày 05/08/2011
Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế
thuốc chữa bệnh - Hiệu quả của sản phẩm tuỳ thuộc
vào cơ địa của mỗi người

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.